Câu đặc biệt, câu rút gọn là 2 loại câu thường được sử dụng trong tiếng Việt. Tuy nhiên để phân biệt được 2 loại câu này thì không phải ai cũng biết. Nào hãy cũng bancobiet.org đi tìm hiểu chi tiết về câu đặc biệt và câu rút gọn ở bài viết sau đây nhé.

Câu đặc biệt là gì?
Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo cụm chủ ngữ và vị ngữ như câu thông thường. Nói dễ hiểu câu đặc biệt là câu không tuân theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào
Ví dụ Câu đặc biệt:
Ôi! Trời lại mưa rùi! (Trong câu này thì “Ôi” là câu đặc biệt)
Thích quá! Mình đã đủ điểm đi du học (Trong câu thì “Thích quá” là câu đặc biệt)
Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp từ?
Tác dụng của câu đặc biệt?
Câu đặc biệt khá phổ biến trong văn viết và đặc biệt là trong giao tiếp hàng ngày, vậy tác dụng của câu đặc biệt là gì?
Dùng câu đặc biệt để diễn tả cảm xúc
Ví dụ:
May thế, hôm nay trời siêu đẹp để chúng mình đi biển
(Trong câu này, câu đặc biệt “May thế” dùng để diễn tả cảm xúc vui mừng của người nói khi thời tiết đẹp)
Dùng câu đặc biệt để xác định thời gian, địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc
Ví dụ:
Đêm mùa hè năm đó, Lan đã phải ở nhà một mình vì bố mẹ cô ấy đều đi công tác.
Dùng câu đặc biệt để gọi đáp
Ví dụ:
Hoa ơi, Hoa! Cậu ra ngoài đầu ngõ đi, mẹ cậu đang gọi cậu đó
Hoa ơi, Hoa là câu đặc biệt có chức năng dùng để gọi đáp
Văn thuyết minh là gì? Những yêu cầu khi viết một bài văn thuyết minh
Dùng câu đặc biệt để liệt kê, thông báo sự hiện diện/có mặt của sự vật, hiện tượng
Ví dụ:
Buổi sáng mùa gặt quê tôi thật yên bình. Tiếng người, hương lúa.
Tiếng người, hương lúa là câu đặc biệt để diễn tả âm thanh và mùi hương buổi sáng vào mùa gặt.
Câu rút gọn là gì?
Câu rúi gọn là câu đơn nhưng khi sử dụng người viết/người nói đã lược bỏ một số thành phần phụ trong câu để câu ngắn gọn và súc tích hơn
Ví dụ Câu rút gọn:
- Ăn cây nào, rào cây ấy
(Câu rút gọn đã lược bỏ thành phần cơ bản trong câu là chủ ngữ)
- Mai ơi, cho mình mượn cái bút chì? Uh, ở trên bàn ấy.
(Câu rút gọn “Uh, ở trên bàn ấy” đã lược bỏ thành phần chủ ngữ)
- Ai là người hát bài “Giọt sương” ? Ca sỹ Mỹ tâm
(Câu rút gọn đã lược bỏ thành phần vị ngữ)
Tác dụng của câu rút gọn?
Sử dụng câu rút gọn để câu văn ngắn gọn, súc tích hơn
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây . (Là câu rút gọn ngắn gọn nhưng dễ hiểu)
Sử dụng câu rút gọn để thông tin được truyền tải nhanh hơn, tránh việc lặp lại từ
Ví dụ:
Món ăn này rất ngon. Ai là người đã nấu mon ăn này? Hoa
(“Hoa” là câu rút gọn thành phần vị ngữ)
Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh và ngữ cảnh cụ thể chúng ta nên sử dụng câu rút gọn cho phù hợp. Tránh trường hợp dùng câu rút gọn làm người đọc hiểu sai ý nghĩa của câu, hay nội dung muốn truyền tải. Một số trường hợp không nên sử dụng câu rút gọn vì khi sử dụng sẽ làm cho câu văn bị cụt và mất lịch sự.
Ví dụ: Hôm nay con được mấy điểm thi Toán? 7 điểm
Trong trường hợp này không nên sử dụng câu rút gọn “7 điểm” vì khi sử dụng sẽ làm ý nghĩa bị cụt lủn và thể hiện thái độ không tôn trọng với người hỏi.
So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn?
Câu đặc biệt và câu rút gọn điểm giống nhau:
– Đều có cấu trúc bất thường không giống câu thông thường gồm chủ ngữ và vị ngữ
– Cấu tạo của câu là 1 từ hoặc cụm từ
– Độ dài của câu thường được rút lại ngắn gọn
So sánh điểm khác nhau giữa câu đặc biệt với câu rút gọn:
Khác nhau | Câu đặc biệt | Câu rút gọn |
Về cấu tạo các thành phần | -Câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ-Không khôi phục được các thành phần đó Ví dụ: Trời ơi! Không khí ở đây thật là dễ chịu.Trời ơi là câu đặc biệt không có cấu tạo chủ ngữ và vị ngữ nên không khôi phục được. | -Bản chất là câu đơn có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ, nhưng khi sử dụng người viết/nói lại lược bỏ chủ ngữ và vị ngữ-Có thể khôi phục những thành phần đã lược bỏVí dụ: Ai là người nấu món ăn này? Mai.“Mai” là câu rút gọn vị ngữ. Vì vậy có thể khôi phục thành “Mai là người nấu món ăn này” |
Về tính xác định các thành phần trong câu | Các thành phần trong câu thường là từ và cụm từ và không xác định được nó làm thành phần nào trong cầu | Dựa vào hoàn cảnh có thể xác định được từ/cụm từ đó làm thành phần gì trong câu |
Trên đây là những kiến thức mà bancobiet.org tổng hợp được về chủ đề câu đặc biệt và câu rút gọn. Hai loại câu này thật dễ nhầm lẫn phải không ạ? Bạn hãy lưu lại bài viết để khi cần có thể sử dụng nhé. Hẹn gặp lại bạn đọc trong các chủ đề tiếp theo.