Dân gian có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tiếng Việt thực sự rất phong phú có những cụm từ tưởng quen thuộc rất hay sử dụng khi được hỏi về khái niệm thì không phải ai cũng trả lời được luôn. Nhưng bạn yên tâm từ khó đã có bancobiet.org. Trong nội dung hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vai trò là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa vai trò và chức năng? Vai trò bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Vai trò là gì?
Vai trò là một cụm tính từ dùng để nói về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của một người, nhóm người., sự vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh, một mối quan hệ cụ thể.
Ví dụ về vai trò:
- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý lớp học
- Vai trò của câu đối với một đoạn văn
- Vai trò của thanh niên trong việc phát triển đất nước
Bên cạnh khái niệm vai trò còn có vai trò xã hội. Vai trò xã hội là gì?
Vai trò xã hội là một khái niệm thuộc khía cạnh khác của vai trò. Đây là cụm từ chỉ chức năng xã hội, là các hanh vi được xác lập một cách khách quan bởi vị thế xã hội của các cá nhân trong hệ thống các quan hệ giữa cá nhân với xã hội.
Trình độ chuyên môn là gì? ghi như thế nào trong Sơ yếu lí lịch?
Ví dụ:
- Trong gia đình bạn có thể giữ vai trò là một người ông/ bà, người cha/mẹ. Khi đó vai trò của bạn là có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Nhưng trong gia đình bạn có thể giữ vai trò là một người cháu, người con, vai trò của bạn là tốn trọng, hiếu kính ông bà, cha mẹ
- Trong mối quan hệ với bạn bè bạn đóng vai trò là một người bạn tri kỷ. Khi đó vai trò của bạn là phải biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn của bạn
- Trong mối quan hệ công việc, bạn giữ vai trò là một người Sếp. Khi đó vai trò của bạn là phải có kế hoạch, biết đề ra hướng đi và quản lý nhân viên của mình. Nhưng trong công việc bạn có thể giữ vai trò là nhân viên, khi đó vai trò của bạn lại là phải làm việc nghiêm túc, hết mình và đi theo sự chỉ đạo của sếp mình.
Với mỗi vai trò khác nhau lại đảm nhiệm một nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm khác nhau.
Sự khác nhau cơ bản giữa vai trò và chức năng?
Hai cụm tính từ này rất quen thuộc trong tiếng việt và có đến 9/10 bạn đọc không phân biệt được định nghĩa hoặc sử dụng nhầm hai từ này. Trước hết ta cần định nghĩa chức năng là gì? Chức năng là từ dùng để chỉ khả năng của sự vật, sự việc. Bên cạnh đó chức năng còn dùng để miêu tả tính chất, thuộc tính của một sự vật, sự việc được đề cập hoặc do sự vật tạo ra.
Sự khác nhau giữa vai trò và chức năng là do mục đích thực hiện, cụ thể như sau:
Mục đích của vai trò | Mục đích của chức năng |
– Tập trung vào vị trí, nhiệm vụ, chức năng của đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể | – Tập trung vào tính chất, thuộc tính, khả năng có thể hoạt động được đề cập đến của đối tượng |
Vai trò bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
– Yếu tố gia đình và xã hội: Trong cuộc sống của mỗi người, gia đình chính là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Nó thể thể là ảnh hưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực. Mỗi cá nhân sẽ có một dòng họ và cha mẹ khác nhau. Sự sắp xếp khác nhau này sẽ hình thành nên các cá nhân vào mỗi vai trò nhất nhất định là khác nhau. Dựa trên các tình huống mà yếu tố này đem lại, các cá nhân sẽ lựa chọn cách trải nghiệm.
Văn thuyết minh là gì? Những yêu cầu khi viết một bài văn thuyết minh
Ví dụ: Vì niềm đam mê mong muốn của mình mà bố mẹ sẽ đăng ký khóa học tiếng Anh cho con từ nhỏ. Từ đó rất dễ xây dựng nên một nhóm tư tưởng làm đứa con thay đổi, và rất có thể sau này đứa con sẽ mang trong mình vai trò của một giáo viên tiếng Anh hoặc biên/phiên dịch tiếng Anh.
Qua đó, có thể thấy, gia đình mà cụ thể là bố mẹ và xã hội chính là một nguồn tác động từ bên ngoài, tác động trực tiếp tâm lý và vai trò của một đứa trẻ sau này.
– Yếu tố di truyền: ảnh hưởng từ ngay chính bên trong bản thân của mỗi người. Mọi người thường có xu hướng nhận ra vai trò đến với họ một cách tự nhiên.
Ví dụ: Với những người có khả năng vẽ họ thường chấp nhận vai trò của một họa sỹ và họ hành động để có thể thực hiện được vai trò đó. Tuy nhiên mỗi cá nhân không chỉ chọn một con đường, họ có thể trải nghiệm nhiều vai trò và hành động với nhiều vai trò khác nhau.
– Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa: Ứng với mỗi nền văn hóa khác nhau đặt cá nhân khác nhau vào các vai trò nhất định dựa trên lối sống của họ.
Ví dụ: thanh niên khu vực Châu Âu – nơi có lối sống độc lập và thoáng được coi là phát triển sớm hơn cả về tư duy và thể chất so với khu vực Châu Á.
– Ảnh hưởng của tình huống đến vai trò: Dựa trên một tình huống cụ thể, vai trò có thể được chuyển đổi và xây dựng. Cụ thể là mỗi cá nhân đều có chức năng nhất định, nhưng khi đặt họ vào một mối quan hệ hay một tình huống khác, bắt buộc họ phải giữ một vai trò khác nhau.
Như vậy bancobiet.org vừa chia sẻ cùng bạn những vấn đề liên quan đến Vai trò là gì? Hẹn gặp bạn trong các chủ đề tiếp theo và nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này, bạn hãy để lại câu hỏi ngay dưới bài viết này để Bạn có biết giải đáp thêm cho bạn nhé.