Công nghiệp hóa là gì? quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

Công nghiệp hóa là gì? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những mục tiêu phát triển của Việt Nam hiện nay. Nhờ vào việc thúc đẩy công nghiệp hóa mà lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được cải thiện rõ rệt. Từ đó, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Để hiểu rõ hơn về khái niệm công nghiệp hóa, mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây của bancobiet.org về vấn đề này như sau:

Công nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa là khái niệm dùng để chỉ quá trình nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng hoặc một quốc gia.

Hiểu một cách đơn giản, công nghiệp hóa chính là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện của hầu hết các hoạt động sản xuất kinh tế theo hướng hiện đại. Điểm nổi bật trong đó chính là chuyển từ sức lao động thủ công sang sức lao động bằng máy móc dưới sự điều khiển của con người nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội.

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại đưa vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý xã hội nhằm rút ngắn thời gian, công sức của người lao động mà vẫn đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Như vậy, công nghiệp hóa và hiện đại hóa được hiểu là một quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế, xã hội từ lao động thủ công sang sử dụng lao động máy móc. Đồng thời, tận dụng công nghệ, phương tiện hiện đại để cải thiện năng suất lao động xã hội.

Công nghiệp hóa là gì? quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
Công nghiệp hóa là gì? quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

Các loại hình công nghiệp hóa

Cho tới hiện nay, trên thế giới đã hình thành và tồn tại hai loại hình công nghiệp hóa, trong đó bao gồm:

Công nghiệp hóa truyền thống: Đây là loại hình công nghiệp hóa đã tồn tại từ lâu và kết thúc vào giữa thế kỷ XX.

Công nghiệp hóa kiểu mới: Là loại hình công nghiệp đang phát triển hiện nay. Đặc điểm nổi bật của loại hình công nghiệp này chính là gắn kết các yêu cầu của nền kinh tế mới, rút ngắn thời gian thực hiện và phải đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững.

Từ loại là gì? các từ loại phổ biến cách sử dụng

Những đặc điểm của công nghiệp hóa là gì?

Nhìn chung, mỗi quốc gia sẽ đề ra các yêu cầu, đặc điểm phát triển công nghiệp hóa khác nhau. Điều này phụ thuộc vào thực trạng đất nước, thể chế chính trị, văn hóa xã hội. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Khắc phục và dần xóa bỏ những điểm yếu của nền công nghiệp truyền thống bao gồm: Bất công xã hội, lãng phí tài nguyên và vật chất, gây ô nhiễm môi trường, kéo dài thời gian lao động mà năng suất lao động vẫn không cao.
  • Gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp hóa với việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế và công nghệ. Trong đó, đẩy mạnh quá trình tiếp cận tri thức và phát triển các ngành công nghệ cao.
  • Chú trọng việc phát triển bền vững, lâu dài. Vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và an ninh xã hội.

Tính tất yếu, khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam

Việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là một trong những quá trình tất yếu, khách quan của nước ta trên con đường phát triển và hội nhập. Điều đó được thể hiện ở những lý do như sau:

  • Từ yêu cầu của việc phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
  • Thúc đẩy công nghiệp hóa để rút ngắn khoảng cách thụt lùi về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của nước ta với các quốc gia khác trong cùng khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
  • Từ yêu cầu bức thiết của xã hội là phải nâng cao năng suất lao động xã hội để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội nên việc tiến hành công nghiệp hóa là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Những tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?

  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời, nâng cao năng suất lao động. Từ đó, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra lực lượng sản xuất mới. Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc củng cố quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành phần xã hội như công nhân, nông dân và tri thức.
  • Tạo tiền đề cho việc phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đặc điểm nổi bật chính là định hướng một nền văn hóa tiên tiến, hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Công nghiệp hóa sẽ góp phần tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật giúp Việt Nam xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thúc đẩy hội nhập, giao lưu quốc tế. Củng cố khối quốc phòng toàn dân và an ninh quốc gia.

Những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam là gì?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

Thúc đẩy quá trình cơ khí hóa nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi từ kinh tế thủ công sang nền kinh tế dựa vào khoa học, kỹ thuật cơ khí. Từ đó, chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế. Những thành tựu này được kết nối và gắn bó chặt chẽ với quá trình hiện đại hóa và phù hợp với xu thế chung trong cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực lao động, đáp ứng các nhu cầu làm việc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam là gì?

Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và mang lại hiệu quả cao

Cơ cấu kinh tế bao gồm hai loại chính là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế. Trong đó, cơ cấu của ngành kinh tế đóng vai trò then chốt và cốt lõi nhất.

Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn. Cụ thể, chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Sau đó, chủ trương phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch theo hướng phát triển lao động tri thức. Đây vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề để Việt nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả theo các thời kỳ.

Tổ chức NATO là gì nhà sáng lập? có bao nhiêu nước tham gia

Củng cố địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Chủ trương xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đảng và nhà nước nắm vai trò chi phối, điều chỉnh hoạt động kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vai trò và trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa

  • Nâng cao nhận thức đúng đắn của bản thân về tính tất yếu, khách quan cũng như những tác dụng to lớn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại.
  • Tiếp thu, học hỏi và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại trong sản xuất, kinh doanh.
  • Nâng cao trình độ học vấn của bản thân. Trau dồi kinh nghiệm và nghiệp vụ của mình để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trên đây là chia sẻ của bancobiet.org về khái niệm công nghiệp hóa là gì? Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đồng thời, cố gắng học tập, phát huy năng lực cá nhân, đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin thú vị trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giải trí nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Admin

+ Tốt Nghiệp Đại Học Khoa Học Nhân văn khoa báo trí Truyền thông + Có 10 Năm trong việc viết báo các bài Review

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.