Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Văn bản thuyết minh là một dạng văn bản thường gặp trong đời sống hàng ngày. Trong các cấp giáo dục, văn thuyết minh được sử dụng khá nhiều nhằm mục đích mô tả chân thực những sự vật, sự việc xảy ra. Vậy, văn bản thuyết minh có tính chất như thế nào? Mời các bạn cùng bancobiet.org đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này như sau:
Văn bản thuyết minh là gì?
Văn bản thuyết minh là một dạng văn bản được tạo ra nhằm mục đích cung cấp cho người đọc người nghe những thông tin, kiến thức cụ thể nào đó về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, tác dụng… Của các hiện tượng, sự vật, sự việc xảy ra trong tự nhiên hoặc xã hội thông qua phương pháp giới thiệu, trình bày hoặc giải thích
Không giống với những dạng văn trừu tượng khác, văn bản thuyết minh cần phải được trình bày một cách thật cụ thể, chính xác, rõ ràng. Từ đó, đem lại những thông tin thật chính xác cho người nghe. Tuyệt đối không được đan xen với các yếu tố thuộc trí tưởng tượng hoặc thêm bớt nội dung theo mục đích cá nhân nào đó.
Chính vì vậy, các văn thuyết minh đều phải có yêu cầu cao về tính mạch lạc. Khi viết cần phải rõ ý, kết cấu thật chặt chẽ và tạo sức hút lớn cho người đọc.
Không trình bày lủng củng hoặc lan man, dài dòng khiến cho người đọc không hiểu hết hoặc hiểu sai ý của người viết.
Lời văn trong các văn bản thuyết minh cần phải chuẩn văn phong của ngữ pháp tiếng Việt, lời văn rõ ràng, lịch sự.
Một số ví dụ về văn bản thuyết minh như:
- Thuyết minh về một sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể
- Thuyết minh về một địa danh, khu vực địa lý
- Thuyết minh về một đặc sản, nét văn hóa nổi tiếng của một địa danh nào đó
- Thuyết minh về sản phẩm, hàng hóa
- Thuyết minh về các loại động vật, thực vật trong tự nhiên…
Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
Tính chính xác là yêu cầu cơ bản của văn bản thuyết minh
Một trong những yêu cầu cơ bản của văn thuyết minh chính là tính khách quan và chính xác. Nội dung thuyết minh không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người thuyết minh. Do đó, người viết cần phải chủ động tìm hiểu thật kỹ sự vật, sự việc trước khi trình bày. Có như vậy, những thông tin được thuyết minh mới đem lại nguồn kiến thức hữu dụng cho người đọc và người nghe.
Toàn bộ các thông tin xuất hiện trong văn bản thuyết minh phải là thông tin đúng sự thật. Tuyệt đối không được hư cấu, thêm bớt hoặc thổi phồng lên quá mức. Bởi những người có nhu cầu đọc văn bản này sẽ mong muốn nhận được các thông tin có tính khách quan và chân thực nhất. Từ đó, có thể vận dụng vào cuộc sống để thực hiện các công việc mang lại lợi ích.
Tính chất của văn bản thuyết minh thực sự cần phải thể hiện độ chính xác cao. Điều này có thể được đảm bảo bằng cách:
- Kiến thức sâu rộng: Người viết cần phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết về. Điều này bao gồm việc nắm vững thông tin, dữ liệu, và sự hiểu biết về chủ đề.
- Nghiên cứu cẩn thận: Sự chính xác trong thuyết minh yêu cầu việc nghiên cứu cẩn thận trước khi viết. Người viết cần tìm hiểu và xác minh thông tin, đặc biệt là khi sử dụng số liệu hoặc dữ liệu thống kê.
- Sử dụng nguồn đáng tin cậy: Để hỗ trợ sự chính xác, người viết nên sử dụng nguồn thông tin đáng tin cậy và đáng ngờ về nguồn gốc của thông tin nếu cần.
- Không ước chừng: Tất cả thông tin trong văn bản thuyết minh cần phải dựa trên sự thật và không nên được ước chừng hoặc biến đổi một cách không chính xác.
- Trình bày rõ ràng: Để đảm bảo tính chính xác, cách trình bày thông tin trong văn bản cũng rất quan trọng. Cần phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, không gây hiểu nhầm và trình bày thông tin một cách có logic.
- Kiểm tra và đánh giá lại: Sau khi hoàn thành văn bản, việc kiểm tra và đánh giá lại thông tin là cần thiết để xác minh tính chính xác và tránh sai sót.
Sự chính xác trong văn bản thuyết minh là quan trọng để đảm bảo rằng người đọc hoặc người nghe có được thông tin đúng đắn và đáng tin cậy.
Văn bản thuyết minh thường Gắn với tư duy khoa học
Có thể khẳng định rằng, văn thuyết minh là một trong những loại văn bản gắn liền với tư duy khoa học ở trình độ chuyên sâu.
Bởi trước khi tạo ra các văn bản thuyết minh, người viết cần phải trải qua một quá trình tìm hiểu kỹ càng, nghiên cứu chuyên sâu, học hỏi các kiến thức để có thể thuyết minh một cách rõ ràng nhất.
Chính vì lý do đó, các văn bản thuyết minh thường có các nội dung như trình bày về kết cấu, miêu tả chức năng, cách sử dụng….
Yếu tố xác thực tính chất thường có ở văn bản thuyết minh
Khi hỏi văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Không thể không nhắc tới tính xác thực. Bởi đây là yếu tố quan trọng nhất và cần được đặt lên hàng đầu. Vì thông qua các nội dung thuyết minh, người đọc mới có thể có những nhìn nhận khách quan, đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Theo định nghĩa của từ thuyết minh. Thuyết ở đây là thuyết phục. Minh là chứng minh. Tức là thông qua các lập luận, lý lẽ để giải thích cụ thể và làm sáng tỏ vấn đề được nêu ra.
Vì tính chất của văn bản thuyết minh yêu cầu độ xác thực cao. Do đó, người viết cần phải am hiểu về lĩnh vực mà mình sẽ viết, trình bày. Đồng thời, đưa ra những số liệu chính xác. Tuyệt đối không ước chừng hoặc tự lấy theo suy nghĩ chủ quan của mình.
Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần có tính cô đọng cao, giúp người đọc dễ hiểu. Đồng thời, đảm bảo tính lịch sự, trang trọng. Tuyệt đối không trình bày theo kiểu dài dòng, trừu tượng.
Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt?
Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh hiện nay
Phương pháp liệt kê
Phương pháp này được hiểu là đưa ra các thông tin theo từng phần, tính chất hoặc phương diện nào đó của sự vật, sự việc theo trình tự nhất định nào đó.
Phương pháp liệt kê có tác dụng cung cấp đầy đủ các thông tin cho người đọc. Từ đó, giúp họ có được những cái nhìn toàn cảnh nhất về đối tượng.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh chính là cách mà người viết đối chiếu sự vật, hiện tượng hoặc một vài khía cạnh nào đó của sự vật hiện tượng với những thứ gần gũi và cụ thể hơn.
Từ cách so sánh này, người đọc có thể dễ dàng trừu tượng ra vấn đề. Sau đó, hiểu và tiếp cận đối tượng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Phương pháp nêu số liệu
Đây là phương pháp quan trọng trong các văn bản thuyết minh. Bởi thông qua số liệu cụ thể, người đọc sẽ hiểu rõ hơn vấn đề mà người thuyết minh đang nhắc tới.
Việc đưa ra số liệu còn giúp ích cho người viết việc thuyết minh về đặc điểm hoặc vai trò nào đó của đối tượng với người đọc.
Danh từ là gì? Các loại danh từ trong tiếng Việt
Phương pháp nêu ví dụ
Đây phương pháp đưa ra các ví dụ thực tiễn, sinh động một cách cụ thể về đối tượng. Từ đó, bổ sung và tạo độ tin cậy lớn cho các nội dung thuyết minh vừa được đưa ra.
Phương pháp nêu ví dụ sẽ làm cho văn bản thuyết minh có tính thuyết phục cao, tạo được niềm tin đối với người đọc.
Phương pháp phân tích hay phân loại
Mục đích chính của phương pháp này chính là phân chia các nội dung thuyết minh theo từng phần. Sau đó, dựa theo những đặc điểm chung của các phần đó để giới thiệu với người đọc.
Phương pháp này không chỉ mang đến tính khách quan cho nội dung thuyết minh mà còn cung cấp đầy đủ, chi tiết thông tin. Từ đó, giúp người đọc vừa có cái nhìn sâu sắc, vừa tổng quan về đối tượng.
Phương pháp giải thích
Nhìn chung, kết cấu câu trần thuật của phương pháp này thường gắn với từ “Là”. Mục đích chính nhằm giải thích các định nghĩa về sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.
Thông qua phương pháp giải thích, người đọc sẽ có được cái nhìn tổng quát nhất về đối tượng trong văn bản thuyết minh.
Trên đây là chia sẻ của bancobiet.org về văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Hy vọng lời giải đáp trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại văn bản này. Từ đó, áp dụng các phương pháp để thực hiện một cách hiệu quả. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin thú vị nhất nhé!