Hoạch định là một trong những công việc quan trọng mà một quản trị viên cần phải thực hiện. Đây cũng là nền tảng cho các hoạt động diễn ra trong tương lai của một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhất đinh. Trong quá trình hoạch định, điều mấu chốt là nhà quản trị cần lựa chọn và xác định chính xác mục tiêu của mình. Từ đó, đề ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đó. Vậy, hoạch định là gì? Những đặc điểm chức năng của hoạch định như thế nào? Hãy cùng bancobiet.org tìm hiểu những thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Hoạch định là gì?
Hoạch định là một tiến trình phát triển lâu dài của một tổ chức. Trong đó, các nhà quản trị cần phải xác định được hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai, đề ra các mục tiêu cụ thể và những hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hiểu một cách đơn giản, hoạch định chính là quyết định của doanh nghiệp, tổ chức về định hướng phát triển trong tương lai. Quyết định này phải dựa trên nền tảng về mục đích, sứ mệnh và xuất phát điểm của tổ chức.
Hoạch định giúp mang lại các phương án xử lý cụ thể cho từng kế hoạch, hành động đã đề ra trước đó. Để hoạch định được một chiến lược phát triển lâu dài cần phải xây dựng các chiến lược tổng thể, triển khai và phối hợp hoạt động thống nhất trong doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Những đặc điểm cơ bản của hoạch định chiến lược
Hoạch định giống như kim chỉ nam dẫn lối cho các hoạt động khác trong doanh nghiệp. Để việc hoạch định mang lại hiệu quả tối ưu nhất thì cần phải đáp ứng các đặc điểm như: Tính hệ thống, tính bao quát, tính lựa chọn, tính linh hoạt, tính dài hạn, tính thời đại, tính cụ thể, tính lượng hóa… Chi tiết như sau:
- Tính hệ thống: Tất cả các chiến lược phát triển phải được thực hiện một cách đồng bộ, hệ thống thì mới có thể giúp tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu phát triển của mình. Đồng thời, khi hoạch định có tính hệ thống cần phải giữ cho hệ thống đó ổn định mới có thể thực hiện tốt các kế hoạch đề ra.
- Tính bao quát: Tính bao quát của hoạch định là đặc điểm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi khi hoạch định các chiến lược phát triển cần phải vừa bao quát được mục tiêu dài hạn, vừa giải quyết được những vấn đề ngắn hạn có tính chất quyết định.
- Tính lựa chọn: Thông thường, khi hoạch định chiến lược phát triển, quản trị viên thường đưa ra các thời kỳ chiến lược khoảng 5 năm – 10 năm… Thời gian này tuy không ngắn nhưng cũng không đủ để có thể làm được tất cả mọi việc. Trong khi đó, nguồn lực phát triển sẽ luôn có sự thay đổi, các yếu tố huy động cho phát triển cũng sẽ biến động. Vì vậy, hoạch định chiến lược cần phải chọn lựa những vấn đề then chốt của từng thời kỳ để tìm cách giải quyết trước.
- Tính linh hoạt: Tất cả các chiến lược phát triển đều phải có khả năng điều chỉnh nhanh chóng, thích ứng rộng rãi với nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Có như vậy mới phát triển được lâu dài và bền vững.
- Tính dài hạn: Khi hoạch định chiến lược phát triển, bạn sẽ thấy nhiều vấn đề sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, những mục tiêu phát triển lớn thường sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hiện.
- Tính thời đại: Khi hoạch định chiến lược phát triển, cần phải đặt chúng trong bối cảnh quốc gia, quốc tế. Tránh đề ra những kế hoạch xa vời và không thể thực hiện được. Điều này sẽ khiến tổ chức và doanh nghiệp lãng phí tài chính, nhân lực và thời gian cho các hoạt động không đem lại hiệu quả thực tế.
- Tính cụ thể: Để thực hiện được chiến lược phát triển lâu dài, cần phải có những chiến lược nhỏ, cụ thể để giải quyết các vấn đề trọng điểm hoặc phát sinh gần nhất. Do đó, mọi hành động, kế hoạch được nêu trong hoạch định cần phải thể hiện chi tiết, cụ thể.
- Tính lượng hóa: Đặc điểm hoạch định này thể hiện ở việc phải làm rõ mục tiêu tổng quát, tính toán và dự báo chi tiết các chỉ tiêu cụ thể bằng những con số thực. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được kế hoạch thực hiện mục tiêu tới đâu và có những điều chỉnh cho phù hợp.
Chức năng hoạch định là gì?
Hoạch định là công cụ quan trọng trong quản trị tổ chức và doanh nghiệp. Nó có tác dụng trong việc nâng cao tính phối hợp và thống nhất mọi sự nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức. Từ đó, góp phần gắn kết và thúc đẩy mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Hoạch định giúp doanh nghiệp định hướng được các mục tiêu, hướng đi cụ thể trong tương lai. Từ đó, có những chiến lược và kế hoạch phù hợp hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và dài lâu.
Thông qua quá trình hoạch định, doanh nghiệp có thể đề ra được những mục tiêu, phương pháp và cách thực hoạt động cụ thể cho các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức của mình.
Một chiến lược được hoạch định khoa học, hiệu quả sẽ góp phần giảm thiểu được tính bất ổn và các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, đảm bảo cho doanh nghiệp của bạn luôn hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường bị thay đổi. Hạn chế sự chồng chéo hoặc lãng phí thời gian, tài chính cho các hoạt động không có hiệu quả thiết thực.
Hoạch định cũng là một trong những cơ sở giúp thiết lập các tiêu chuẩn trong công tác kiểm tra, giám sát kết quả sau một quá trình quản trị.
Như vậy, chức năng của hoạch định rất quan trọng. Nó chính là nền tảng vững chắc cho các hoạt động khác của doanh nghiệp. Một nhà hoạch định giỏi sẽ giúp cho các mục tiêu của doanh nghiệp được hiện thực hóa một cách dễ dàng hơn.
Tiến trình hoạch định của doanh nghiệp, tổ chức ví dụ
Tiến trình hoạch định của doanh nghiệp, tổ chức thường phát triển theo những bước đi cơ bản như sau:
Bước 1: Xây dựng sứ mệnh và đề ra các mục tiêu cụ thể
Vạch ra sứ mệnh và các mục tiêu chính là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất của các nhà quản trị viên. Trong đó, xác định chính xác những vấn đề cơ bản sau: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là gì? Mong muốn của tổ chức về kết quả hoạt động như thế nào? Doanh nghiệp có những cam kết gì trong quá trình phát triển đó?
Bước 2: Phân tích vi mô và vĩ mô
Các hoạt động của tổ chức sẽ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại mà còn cả môi trường bên ngoài. Do đó, khi hoạch định chiến lược, nhà quản trị cần xác định được cơ hội cũng như nguy cơ rủi ro có thể tác động đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể 5 yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh gồm có: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp; đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể phát triển và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp; hệ thống khách hàng của doanh nghiệp; các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ cho doanh nghiệp; Các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế.
Đặc biệt, cần nắm rõ các yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp để xác định điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó, làm nền tảng để xây dựng chiến lược cho công ty.
Bước 3: Xây dựng chiến lược
Dựa trên các phân tích về sứ mệnh, vi mô, vĩ mô…. Các nhà quản trị sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những chiến lược phát triển phù hợp nhất. Trong đó bao gồm: Chiến lược thâm nhập vào thị trường, chiến lược đẩy mạnh phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện các chiến lược
Để thực hiện được chiến lược tổng quát, cần có các chiến lược nhỏ, cụ thể. Do đó, nhà quản trị phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản phát triển. Đồng thời, đo lường tính khả thi của chiến lược. Trong đó, đặc biệt chú ý tới các nội dung sau: Mục tiêu của doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ, phương thức tiếp cận khách hàng…
Bước 5: Kiểm tra và đánh giá
Công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho các nhà hoạch định nắm bắt được tính hiệu quả của việc thực hiện chiến lược. Từ đó, có những kế hoạch điều chỉnh, đề xuất ra các hướng đi phù hợp cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Bước 6: Tiếp tục hoạch định
Vì hoạch định là một quá trình lâu dài của mọi doanh nghiệp. Do đó, cần phải tiến hành công việc này thường xuyên để đưa ra định hướng phát triển tương lai cho doanh nghiệp.
Trên đây là chia sẻ của bancobiet.org về hoạch đinh là gì? Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và có thể thực hiện hoạch định các mục tiêu phát triển cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin thú vị nhé!