Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh là điều mà ai cũng biết. Thế nhưng đế giải thích tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh thì chẳng phải ai cũng hay. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có thể khắc định điều này “chắc như đinh đóng cột”, hãy để chuyên trang Bạn Có Biết bật mí cho bạn lý do nhé!

Chứng minh tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Một luận điểm đúng đắn nhưng nếu không được chứng minh một cách khoa học thì vẫn thiếu đi vài phần ở mức thuyết phục. Và dĩ nhiên ở đây, Bạn Có Biết khẳng định luôn: Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh là hoàn toàn chính xác. Lý do tại sao, sau đây chúng tôi sẽ chứng minh.

Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Phân biệt sự khác nhau giữa khí nóng và khí lạnh

Để chứng minh được tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh, điều đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ hai loại khí này. Các nhà khoa học cho rằng, khí nóng và khí lạnh là các yếu tố khác biệt rõ rệt về nhiệt độ và vị trí hình thành. 

Cụ thể:

  • Khí nóng: Có nhiệt độ tương đối cao, được hình thành trên những vùng vĩ độ thấp.
  • Khí lạnh: Có nhiệt độ tương đối cao, được hình thành trên những vùng vị độ cao.

Lý giải tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh là do “Trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn không khí lạnh”. Điều này được chứng minh bằng công thức tính trọng lượng riêng của chất khí sau đây: 

Trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn không khí lạnh
Trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn không khí lạnh

Trong đó: 

  • m chính là khối lượng không khí
  • V là thể tích của khí

Tất cả các chất đều bị co lại khi lạnh đi và nở ra khi nóng lên. Sự nở ra khi không khí bị làm nóng thì khối lượng không đổi nhưng thể tích tăng, dẫn đến khối lượng riêng giảm.

Ngược lại, không khí khi bị làm lạnh sẽ co lại, khối lượng trong trường hợp này cũng không đổi nhưng thể tích lại giảm, dẫn đến khối lượng riêng tăng.

=> Từ 2 luận điểm trên, không khí nóng luôn nhẹ hơn không khí lạnh là điều hoàn toàn chính xác.

Ví dụ thực tiễn chứng minh không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh

Để tăng sức thuyết phục cho những luận điểm chứng minh tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ở trên, chúng tôi xin đưa ra những ví dụ đời thực sau:

Ví dụ 1:

Không khí cầu tại sao bay lên được, bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi này và đi tìm đáp án cho nó?. Sở dĩ không khí cầu bay lên được vì chúng được thổi vào bên trong lượng lớn không khí nóng. Trong khí đó, không khí nóng bên trong quả cầu lại nhẹ hơn không khí bên ngoài, giúp khí cầu dễ dàng được đẩy lên cao.

Ví dụ 2: 

Hầu hết tất cả các công trình đều lắp điều hòa ở trên cao. Lý do của sự sắp đặt này là vì không khí lạnh luôn nặng hơn không khí nóng. Nhờ thế, khí lạnh của điều hòa được lắp từ trên cao sẽ dần chìm xuống, lan tỏa ra khắp căn phòng và làm mát cho toàn bộ không gian lắp đặt.

Quý bạn đọc thân mến, những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên liệu đã đủ sức thuyết phục để giúp các bạn làm rõ nghi vấn “Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?” hay chưa? Hãy thường xuyên đồng hành cùng Bạn Có Biết để khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Admin

+ Tốt Nghiệp Đại Học Khoa Học Nhân văn khoa báo trí Truyền thông + Có 10 Năm trong việc viết báo các bài Review

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.