Tại sao Liên Xô tan rã? Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu chính là một trong những hiện tượng chấn động trên toàn thế giới. Sự kiện này không chỉ gây tổn thất hết sức to lớn đối với chủ nghĩa cộng sản mà còn làm thay đổi căn bản cục diện chính trị trên thế giới. Cho tới ngày nay, rất nhiều người vẫn còn đang tò mò không biết tại sao Liên Xô tan rã? Hãy cùng bancobiet.org đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.
Đôi nét về chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô
Trong nửa sau của thế kỷ XX, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đã được hình thành và phát triển vô cùng mạnh mẽ trên thế giới. Khi ấy, trật tự thế giới đã chuyển thành hai cực bao gồm:
- Một bên là cộng sản chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.
- Một bên là tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu.
Nhờ vào sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa, hàng trăm quốc gia và dân tộc đang bị nô lệ, áp bức đã dũng cảm đứng lên đấu tranh và giành độc lập. Điều này dẫn tới sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới.
Sự phát triển vững mạnh của Liên Xô trong những năm đầu xã hội chủ nghĩa đã chứng tỏ: Chủ nghĩa cộng sản ưu việt và tốt đẹp hơn so với chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên sau đó, các nhà cầm quyền đảng cộng sản Liên Xô lại không giữ được bản lĩnh chính trị của mình. Điều này dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô và các nước Đông Âu trên thế giới.
Cần phải hiểu rõ rằng: Đảng cộng sản Liên Xô đã đánh mất quyền lãnh đạo khiến cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở đây tan rã mà không bởi bất cứ cuộc chiến tranh bạo lực hoặc ngoại xâm nào.
Tại sao liên xô tan rã? 4 nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô
Sự tan rã của Liên Xô xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó không thể không nhắc tới sự tha hóa, biến chất của các nhà lãnh đạo đảng, đặc biệt là các thành viên tối cao. Tuy nhiên, đây cũng là mục tiêu chính trong diễn biến hòa bình được các nước Phương Tây đặc biệt chú trọng và áp dụng với mục đích chống phá.
Tại sao Liên Xô tan rã? Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô có thể tóm gọn trong những ý chính như sau:
Đảng cộng sản Liên Xô vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản và cốt lõi nhất trong sinh hoạt đảng. Vì nó đảm bảo tính công bằng, bình quân và ổn định của xã hội. Tuy nhiên càng về sau, Đảng cộng sản Liên Xô càng trở nên độc đoán, chuyên quyền và không chấp nhận những ý kiến trái chiều. Tính coi thường tập thể và coi thường cấp dưới trở thành “căn bệnh mãn tính” của những nhà lãnh đạo Liên Xô. Thậm chí, họ sẵn sàng kỷ luật hoặc đối xử với đồng đội như kẻ thù nếu không đồng tình với ý kiến của lãnh đạo.
Chính vì tư tưởng này, việc sinh hoạt đảng bộ của Liên Xô dần trở nên mất đi tính chiến đấu, khô cứng, tẻ nhạt và độc thoại 1 chiều. Những đảng viên trung kiên bị vùi dập, chèn ép. Những kẻ nịnh bợ lại có cơ hội thăng tiến.
Bộ chính trị, ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô quan liêu, xa rời thực tế
Quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và quần chúng nhân dân chính là yếu tố quan trong giúp đảm bảo sự vững chắc về chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, các thành viên trong Đảng cộng sản Liên Xô lại dần dần trở nên xa rời thực tế, không hiểu biết đúng đúng về hiện tượng xã hội. Đồng thời, thờ ơ với những nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân và các đảng viên cấp dưới.
Điều này vô tình tạo nên những mâu thuẫn xã hội âm ỉ, kéo dài. Từ đó, khiến quần chúng dần mất đi niềm tin với Đảng.
Tại sao nói cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản
Suy thoái đạo đức trong nội bộ Đảng cộng sản Liên Xô
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao trong Đảng cộng sản Liên Xô được thể hiện ở các khía cạnh như sau: Sống ích kỷ, đặt quyền lợi cá nhân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của nhân dân. Hình thành bè phái, phe cánh. Tham ô, tham nhũng, lối sống xa hoa, suy đồi về đạo đức. Lười thay đổi, ngại cải tiến, không biết nắm bắt thời cuộc. Tất cả những nguyên nhân trên đều khiến cho Liên Xô ngày càng tụt hậu so với các nước khác trên thế giới.
Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các nước phương Tây
Diễn biến hòa bình là khái niệm dùng để chỉ sự sụp đổ của một quốc gia hoặc nền văn minh sau một thời gian sống trong hòa bình. Sự sụp đổ này là do yếu tố nội tại chứ không phải do sự xâm lược của các thế lực thù địch bên ngoài.
Đây là chiến lược được các quốc gia Phương Tây áp dụng lên Liên Xô với những đặc điểm cơ bản sau:
- Không sử dụng vũ trang để lật đổ chế độ chính trị.
- Sử dụng chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp để chống phá từ bên trọng.
- Bóp nghẹt về kinh tế làm cho Liên Xô dần bị suy yếu, tan rã.
+ Các nước phương Tây đã rất thành công trong việc làm suy thoái lực lượng cán bộ cốt cán của Đảng cộng sản Liên Xô
+Tạo ra mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với Đảng
+ Bao vây kinh tế, cô lập chính trị khiến cho Liên Xô dần trở nên suy yếu
+ Kích động, lôi kéo các phần tử có quan điểm bất đồng để chống phá chủ nghĩa xã hội.
Trong lời giải đáp cho câu hỏi tại sao Liên Xô tan rã, không thể không nhắc tới diễn biến hòa bình. Bởi đây là yếu tố quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới. Sự tan rã của Liên Xô cũng kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Tổ chức NATO là gì? có bao nhiêu nước tham gia
Trên đây là chia sẻ của bancobiet.org về nguyên nhân tại sao Liên Xô tan rã? Vẫn còn khá nhiều nguyên nhân nhỏ nữa dẫn tới sự sụp đổ của thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở quốc gia này. Tuy nhiên, đây là những lý do cơ bản nhất. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu một số thông tin về lịch sử – xã hội, hãy thường xuyên ghé thăm page của chúng tôi để cập nhật các thông tin mới mỗi ngày.