Tại sao ngủ hay bị chảy nước miếng? Liệu đây có phải là biểu hiện vô hại hay là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề về sức khỏe của bạn? Hãy cùng Bạn Có Biết đi tìm nguyên nhân ngủ hay chảy nước miếng thông qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Tại sao ngủ hay bị chảy nước miếng? 6 nguyên nhân thường gặp
Có rất nhiều người thắc mắc tại sao ngủ hay chảy nước dãi, khi mà mỗi sáng mai thức dậy thấy nước dãi của mình dính tùm lum trên gối, mặt, tay. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, nội dung tiếp theo đây chính là câu trả lời.
Ngủ hay bị chảy nước miếng do tư thế ngủ
Nguyên nhân đầu tiên lý giải tại sao ngủ bị chảy nước miếng đó chính là do tư thế ngủ của bạn. Thông thường, những người có thói quen thường xuyên nằm nghiêng về một bên, hoặc nằm sấp khi ngủ sẽ dễ bị chảy nước miếng hơn so với những người nằm ngửa, ở tư thế thoải mái, không bị gò bó. Đặc biệt là đối với những người có thói quen thở bằng miệng thì nước dãi chảy ra khi ngủ càng thường gặp hơn.
Ngủ bị chảy nước miếng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trong số các nguyên nhân lý giải tại sao ngủ hay chảy nước miếng thì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân điển hình nhất. Lý do, axit tiêu hóa ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản, gây tổn thương lớp thực quản.
Hậu quả, bạn sẽ cảm thấy khó nuốt hoặc cảm giác giống như có một khối u trong cổ họng. Dẫn đến, nước bọt bị tích tụ quá nhiều trong miệng, và nhiều hơn trong khi ngủ, dẫn đến bị chảy nước miếng.
Ngủ hay bị chảy nước dãi do xoang mũi bị tắc
Xoang mũi bị tắc cũng là một trong những nguyên nhân tại sao ngủ hay bị chảy nước miếng. Bởi tình trạng tắc nghẽn xoang, nghẹt mũi, cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng đều khiến nước miếng chảy nhiều hơn do bạn cảm thấy khó thở và phải thở bằng miệng.
Hay bị chảy nước miếng do chứng ngưng thở lúc ngủ
Đối với những người đang thắc mắc tại sao ngủ hay chảy nước dãi thì đây cũng chính là câu trả lời vô cùng có căn cứ khoa học. Trên thực tế, ngưng thở khi ngủ là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, cơ thể bạn sẽ có xu hướng ngưng thở vào ban đêm ở một số khoảnh khắc. Dẫn đến nước dãi chảy nhiều hơn do hiện tượng này tạo ra nhiều nước bọt dư thừa.
Ngủ hay bị chảy nước miếng do rối loạn nuốt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn nuốt ở người. Đó có thể là do bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, thậm chí là bệnh ung thư. Mọi nguyên nhân, bệnh lý khiến bạn bị rối loạn nuốt đều có thể gây ra tình trạng bị chảy nước dãi khi ngủ.
Ngủ hay bị chảy nước dãi do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây tiết nước bọt nhiều hơn. Nhất là các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer, thuốc chống loạn thần … Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này mà có hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ thì đừng quá lo lắng nhé, đây là biểu hiện bình thường.
Ngoài những nguyên nhân lý giải tại sao ngủ hay chảy nước miếng ở trên thì một số tổn thương về thần kinh (căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể … ), các bệnh lý răng miệng cũng gây ra hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ.
Ngủ hay bị chảy nước miếng phải làm sao?
Trên thực tế, nước bọt có tác dụng làm ướt niêm mạc, hạn chế tình trạng khô miệng, sát trùng miệng, giúp nuốt thức ăn dễ dàng và dễ phát âm hơn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bị chảy nước dãi xảy ra thường xuyên và nhiều trong khi ngủ thì bạn nên đến các chuyên khoa tiêu hóa, răng hàm mặt, tai mũi họng, thần kinh … thăm khám để biết chính xác nguyên nhân và có giải pháp điều trị triệt để.
Sở dĩ cần đi khám ở những chuyên khoa trên vì nước bọt chủ yếu được tiết ra từ các tuyến nước bọt dưới lưỡi, hàm, mang tai và được điều khiển bởi hệ thần kinh phó giao cảm.
Như vậy, sau bài viết này quý bạn đọc đã biết những nguyên nhân tại sao ngủ hay chảy nước miếng rồi chứ? Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe, khoa học, công nghệ, cuộc sống … đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!