Tại sao nói cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản

Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? Có thể nói, duy tân Minh Trị là một trong những cuộc cải cách có ý nghĩa lớn nhất diễn ra trong phạm vi nước Nhật nói riêng và trên thế giới nói chung. Bởi cuộc cải cách này đã biến nước Nhật từ một quốc gia nghèo, vươn lên trở thành cường quốc. Đáng chú ý hơn cả là cuộc cải cách Minh Trị lại được thực hiện bởi một vị vua thuộc chế độ phong kiến. Khi đánh giá về hiện tượng này, rất nhiều các chuyên gia kinh tế, chính trị, lịch sử và văn hóa đều ghi nhận cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản. Vậy, tại sao lại có quan điểm như trên, hãy cùng bancobiet.org đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

Mục đích của cuộc Duy Tân Minh Trị

Hoàn cảnh của Nhật Bản trước cuộc Duy Tân Minh Trị

Xuất phát điểm là một quốc gia phong kiến nghèo. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Nhật Bản luôn phải chịu rất nhiều sự can thiệp và khống chế từ nước ngoài. Điển hình trong đó phải kể đến nhà nước phong kiến Trung Hoa.

Tại sao nói cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản
Tại sao nói cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản

Vào giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản càng bộc lộ rõ hơn sự bế tắc và lạc hậu quả mình. Vì vậy, tình hình nước Nhật đã cho thấy khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, kinh tế, chính trị, xã hội.

Trên thế giới, chế độ thực dân châu Âu đang phát triển mạnh mẽ và luôn có xu hướng xâm lược các nước yếu nhược tại Châu Á, trong đó bao gồm cả Nhật Bản. Vì vậy, đây là thời điểm mà nước Nhật không còn khả năng chống lại sự đàn áp đó.

Tính từ năm 1790 – 1840, tại Nhật Bản đã có tới 22 lần mất mùa nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn làm lung lay thể chế chính trị và tình hình trật tự xã hội. 

Trong khi đó, công thương nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh dẫn tới việc nảy sinh các giai tầng mới, trong đó phải kể đến như giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản. Từ đó, nảy sinh mâu thuẫn và đối lập giữa kiểu kinh tế lạc hậu với kinh tế hiện đại.

Xã hội Nhật Bản đang tồn tại mâu thuẫn rất lớn giữa nông dân với địa chủ phong kiến tại miền Bắc. Bởi lực lượng này luôn bị địa chủ áp bức bóc lột. Từ đó, tư tưởng chống đối của nông dân với ShoGun địa chủ cũng rất lớn.

Mục đích của cuộc Duy Tân Minh Trị

Cũng chịu chung số phận với những quốc gia châu Á lạc hậu khác, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ bị thôn tính, xâm lược bởi các nước phương Tây. Chính vì vậy, bài toán đặt ra cho Nhật Bản lúc này chính là lựa chọn một trong hai giải pháp. Một là cải cách để phát triển đất nước. Từ đó, có đủ tiềm lực kinh tế, xã hội và quân sự để chống lại sự xâm lược của các nước Phương Tây.  Hai là chấp nhận làm nô lệ và chịu sự điều khiển của các nước đế quốc. Trước bài toán này, Thiên Hoàng Minh Trị đã chọn cải cách.

Nhận thấy sự lạc hậu của chế độ phong kiến. Cuộc Duy Tân Minh Trị còn nhằm mục đích xóa bỏ những tàn dư phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Những nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị

Để tìm hiểu cho câu hỏi tại sao nói cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, hãy cùng với bancobiet.org tìm hiểu những nội dung cơ bản của cuộc cải cách này.

Duy Tân Minh Trị là cuộc cải cách diễn ra trên phạm vi nước Nhật từ năm 1866 – 1869 do Thiên Hoàng Minh Trị hay còn gọi là Minh Trị Đại Đế, Mutsuhito Đại Đế đứng đầu. Nhờ vào cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản thoát khỏi chế độ phong kiến Mạc phủ để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Từ đó, dẫn tới hàng loạt các thay đổi to lớn trong cấu trúc kinh tế, xã hội và chính trị của Nhật Bản.

Tháng 1/ 1868 Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi. Ông đã đề ra 1 loạt những cải cách, chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục, cụ thể như sau:

Chính trị của cuộc Duy Tân Minh Trị

Loại bỏ chế độ phong kiến do Mạc phủ đứng đầu. Thành lập chính phủ mới. Trong đó, đại diện tiêu biểu là tầng lớp quý tộc tư sản.

Xóa bỏ quyền lực của các đại danh. Thực hiện nghiêm quyền tứ dân bình đẳng.

Năm 1889, ban hành hiến pháp mới, trong đó quy định Nhật bản là quốc gia có thể chế chính trị quân chủ lập hiến.

Về quân sự của cuộc Duy Tân Minh Trị

Quân đội Nhật Bản sẽ được huấn luyện và tổ chức theo mô hình của các quốc gia phương Tây. Ban hành quy định thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc thay cho chế độ trưng binh.

Đối với lực lượng lục quân sẽ được tổ chức theo mô hình của lục quân Đức. Hải quân sẽ học tập theo mô hình của hải quân Anh. Các nhà máy, đơn vị chế tạo vũ khí sẽ được xây dựng dựa trên mô hình của công binh pháp và hệ thống hậu cần được học hỏi từ Hoa Kỳ. Nhờ vào việc tiếp thu các tinh hoa của lực lượng vũ trang các nước tiên tiến, lực lượng quân đội của Nhật Bản hội tụ 1 sức mạnh vô cùng lớn, uy dũng và thiện chiến.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã

Về giáo dục của cuộc Duy Tân Minh Trị

Các trường học tại Nhật Bản phải đưa các thành tựu khoa học kỹ thuật vào giảng dạy như một môn học bắt buộc. Chú trọng các nội dung khoa học – kỹ thuật tiên tiến.

Cử các học sinh có thành tích học tập tốt đi du học nước ngoài để cập nhật và tiếp thu tinh hoa giáo dục của các nước tiên tiến. Đặc biệt, chương trình dạy học của Nhật Bản được học tập và chịu ảnh hưởng lớn từ Hoa Kỳ.

Về kinh tế của cuộc Duy Tân Minh Trị

Ban hành chính sách thống nhất thị trường, tiền tệ.

Cho phép việc mua bán ruộng đất công khai để hợp nhất các diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún thành vùng đất có diện tích lớn. Từ đó, kích thích sự phát triển của kinh tế tư bản tại nông thôn.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống để tiện cho việc giao thương và phát triển kinh tế thương mại.

Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản?

Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản

Một cuộc cách mạng tư sản sẽ bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:

  • Mục đích chính là nhằm lật đổ chế độ thống trị của giai cấp phong kiến. Thiết lập thể chế chuyên chính do tư sản đứng đầu. Tạo điều kiện để nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được phát triển.
  • Lực lượng lãnh đạo là tầng lớp quý tộc tư sản hóa.
  • Cách mạng nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân và tiểu tư sản.
  • Kết quả của cuộc cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến, tạo dựng nền chuyên chính tư sản.
Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản?
Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản?

Đặc điểm của cuộc Duy Tân Minh Trị

  • Cuộc Duy Tân Minh Trị không hoàn toàn đặt mục tiêu loại bỏ hết chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Tuy nhiên, nó cũng đã xóa bỏ được những tàn dư của chế độ này. Đồng thời, thiết lập thể chế chính quyền mà Thiên Hoàng cùng giai cấp tư sản nắm quyền.
  • Sau cuộc Duy Tân Minh Trị, nền kinh tế tư bản được tự do và phát triển mạnh mẽ.
  • Lực lượng lãnh đạo là tầng lớp quý tộc trên và giai cấp quý tộc tư sản.
  • Cuộc Duy Tân Minh Trị cũng nhận được sự ủng hộ tích cực từ quần chúng nhân dân.
  • Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị là đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình của các nước tư bản.

Mặc dù không do giai cấp tư sản lãnh đạo và cũng không triệt để xóa bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nhưng nó vẫn có ý nghĩa như cuộc cách mạng tư bản, dù không thực sự triệt để.

Trên đây là giải đáp của Bạn Có Biết cho câu hỏi tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử thú vị này. Đừng quên theo dõi chúng tôi và ghé thăm thường xuyên để cập nhật những thông tin thú vị về văn hóa, giải trí, khoa học và xã hội nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Admin

+ Tốt Nghiệp Đại Học Khoa Học Nhân văn khoa báo trí Truyền thông + Có 10 Năm trong việc viết báo các bài Review

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.