Thế nào là từ láy? Từ ghép? Phân biệt từ láy và từ ghép?

Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Phân biệt từ láy và từ ghép bằng cách nào? Trong chia sẻ hôm nay bancobiet.org sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết nhé.

Từ láy là gì?

Từ láy là loại từ đặc biệt được tạo thành từ 2 tiếng trở lên, trong đó các tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần. Trong các tiếng có thể tất cả đều không có nghĩa hoặc chỉ có 1 tiếng có nghĩa nhưng khi ghép chúng lại với nhau lại trở thành từ có nghĩa.

Ví dụ: Lao xao (láy vần “ao”); thăm thẳm (láy vần “ăm”); Lanh lảnh (láy vần “anh”)

Thế nào là từ láy? Từ ghép? Phân biệt từ láy và từ ghép?
Thế nào là từ láy? Từ ghép? Phân biệt từ láy và từ ghép?

Tác dụng của từ láy?

– Từ láy mang đến cảm nhận rõ hơn cho người đọc/người nghe về sự vật/hiện tượng. Nó giúp cho cho người nói/người viết nhấn mạnh, miêu tả hình dáng, tâm trạng, tâm lý… của người hoặc sự vật, hiện tượng

– Từ láy biến những từ không có nghĩa trở thành có nghĩa và được dùng thông dụng trong cả văn nói và văn viết. Những từ không có nghĩa nhưng khi được kết hợp với nhau lại trở thành có nghĩa và mang ý nghĩa đặc biệt nhấn mạnh hơn.

Phân loại từ láy?

Dựa vào số lượng từ và cách thức láy, từ láy được chia thành các loại như sau: 

Từ láy toàn bộ

– Là những từ lặp lại cả phần âm, vần, dấu câu

Ví dụ: Xanh xanh, ào ào, luôn luôn, …

– Bên cạnh đó đôi khi dùng để tạo sự tinh tế, hài hòa, một số từ láy sẽ thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu

Ví dụ: Thoang thoảng, ngoan ngoãn, mơn mởn, …

Từ láy bộ phận

Tùy vào từng nhu cầu sử dụng, từ láy toàn bộ là những từ lặp lại phần âm hoặc phần vần hoặc dấu câu. Phân loại từ láy toàn bộ thành các loại như sau: 

– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại giống nhau

Ví dụ: Xinh xắn, râm ran, líu lo, …

– Láy vần: Là những từ phần vần lặp lại nhau

Ví dụ: Lao xao, liêu xiêu, chênh vênh, linh linh, …

Danh từ là gì? Các loại danh từ trong tiếng Việt

Từ ghép là gì? 

Từ ghép là từ có 2 tiếng trở lên, được tạo ra bằng cách ghép từ có quan hệ cùng nghĩa với nhau. Từ ghép là những từ không bắt buộc có quan hệ chung nhau về vần.

Tác dụng của từ ghép?

– Từ ghép giúp cho câu văn hoàn chỉnh hơn về mặt ngữ nghĩa

– Từ ghép giúp người nói/người viết xác định chính xác từ ngữ cần sử dụng trong lời nới/câu văn

Phân loại từ ghép?

Dựa vào vai trò, từ ghép được phân thành 2 loại: 

Từ ghép chính phụ:

Là từ ghép được ghép bởi 2 tiếng trong đó tiếng đầu tiên là từ chính và tiếng sau là gọi là từ phụ. Về mặt ý nghĩa thì từ chính có vai trò thể hiện ý chính còn từ sau là bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nghĩa của từ ghép chính phụ thường là hẹp.

Ví dụ: Hoa hồng, Vàng khè, Xanh mướt, …

Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp từ?

Từ ghép đẳng lập:

Là từ ghép mà vai trò của các tiếng là như nhau không có từ chính và từ phụ. Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn từ ghép chính phụ

Ví dụ: Ông bà, cỏ cây, hoa lá, …’

Cách phân biệt từ láy và từ ghép? 

– Phân biệt từ láy và từ ghép là việc không hề đơn giản, chi tiết có 3 cách phân biệt như sau: 

Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa. Nếu một từ 2 âm tiết mà 2 âm tiết đều thuộc từ Hán việt thì nó chính là từ ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ: Tử tế → Đây là từ ghép không phải từ láy. Mặc dù 2 từ này được lặp lại phần âm “T” nhưng vì “Từ” là từ Hán việt . Nên xác định đây là từ Hán việt

Cách 2: Từ ghép thuần việt 2 âm tiết đều có nghĩa thì không phải là từ láy

Ví dụ: Trai trẻ, che chắn → Đây là từ ghép 

Cách 3: Nếu 2 tiếng trong từ có thể đảo vị trí và tạo thành từ có nghĩa thì đó là từ ghép

Ví dụ: 

Đớn đau là từ ghép vì khi đảo trật tự thành “Đau đớn” vẫn là một từ có ý nghĩa.

Mờ mịt là từ ghép vì khi đảo trật từ thành”Mịt mờ” thì nó vẫn là một từ có ý nghĩa

Thẫn thờ là từ ghép vì tương tự khi đảo vị trí 2 từ thành “Thờ thẫn” vẫn được 1 từ có ý nghĩa.

– Phân loại từ láy và từ ghép theo phương thức cấu tạo

Phương thức cấu tạo
Từ láyPhương thức láy
Từ ghépPhương thức ghép

 Với những nội dung chia sẻ ở trên đây của bancobiet.org về khái niệm từ láy là gì? từ ghép là gì? Hy vọng đã đem lại cho bạn đọc những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu. Chúc bạn luôn vui vẻ và đạt được mọi điều bạn mong muốn. 

4.5/5 - (2 bình chọn)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.