Từ loại là gì? các từ loại phổ biến cách sử dụng

Từ loại là gì? trong tiếng việt, từ là bộ phận nhỏ nhất nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các câu. Mỗi từ đảm nhiệm một vai trò khác nhau và được chia thành các nhóm từ loại riêng biệt. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về từ loại là gì? Sau đây, bancobiet.org sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản xung quanh khái niệm từ loại.

Từ loại là gì?

Từ loại hay còn có tên gọi khác là lớp từ, lớp từ vựng… Đây được hiểu là một lớp ngôn ngữ học được xác định bằng các hiện tượng cú pháp hoặc hình thái học.

Theo đó, các từ trong câu sẽ được phân chia thành các nhóm từ loại khác nhau như danh từ, tính từ, động từ… Mỗi nhóm từ loại này sẽ mang những đặc điểm riêng biệt so với nhóm còn lại. Đồng thời, cách sử dụng của chúng cũng có sự khác nhau rõ rệt.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản, từ loại là những từ được phân thành từng loại dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát. 

Hệ thống từ loại trong tiếng Việt hiện nay rất phong phú, đa dạng với các nhóm từ quen thuộc, được sử dụng nhiều và các nhóm từ ít sử dụng hơn.

Từ loại là gì? các từ loại phổ biến cách sử dụng
Từ loại là gì? các từ loại phổ biến cách sử dụng

Các từ loại phổ biến trong tiếng Việt

Danh từ

Đây là từ loại được sử dụng nhiều nhất trong đời sống và văn học. Hiểu một cách đơn giản, danh từ là những từ ngữ dùng để chỉ các sự vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị, người… Ví dụ:

  • Mưa, nắng, gió, bão là danh từ chỉ hiện tượng
  • Tên người, tên con vật là danh từ chỉ người và vật
  • Cách mạng, chiến dịch, đạo đức là những danh từ chỉ khái niệm
  • Cái, kilomet, centimet, tấn, tạ, yến là những danh từ chỉ đơn vị đo.

Hiện nay, danh từ được chia ra làm 2 loại là danh từ chung và danh từ riêng. Trong đó, danh từ chung được sử dụng để gọi tên chung của các sự vật, hiện tượng. Danh từ chung được chia ra làm 2 nhóm là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

  • Danh từ cụ thể là danh từ dùng để chỉ sự vật có thể bằng giác quan như bàn ghế, bút mực, cây cối…
  • Danh từ trừu tượng là danh từ không cảm nhận được bằng giác quan như: Đạo đức, trí tuệ, cách mạng, tinh thần…

Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật, sự việc hoặc con người như tên gọi của các địa danh, danh nhân, địa phương…

Ví dụ:

  • Danh từ chỉ người: Lê Thị Hằng, Nguyễn Tuấn Anh
  • Danh từ chỉ địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh
  • Danh từ chỉ địa danh: Đảo Cô Tô, Vịnh Hạ Long, Chùa Tam Chúc…
  • Ngoài ra, còn có một số danh từ đặc biệt như: Bác Hồ, Người…

Động từ

Đây là nhóm từ loại dùng để mô tả trạng thái hoạt động của các sự vật.  Trong đó, bao gồm cảm xúc, suy nghĩ, tình trạng, tình cảm của con người hay các sự vật, hiện tượng, cụ thể như sau:

  • Động từ chỉ cảm xúc, suy nghĩ: Vui, buồn, hạnh phúc, chán nản, hào hứng…
  • Động từ chỉ hoạt động: Chạy, nhảy, bơi lội, hát, nói, múa, đàn…

Khi sử dụng động từ, cần chú ý: Các động từ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ xong như chạy xong, múa xong, ăn xong. Tuy nhiên, những động từ chỉ trạng thái sẽ không thể kết hợp với từ xong này. Vì bạn không thể nói vui xong, giận xong, yêu mến xong được.

Các từ loại phổ biến trong tiếng Việt
Các từ loại phổ biến trong tiếng Việt

Tính từ

Tính từ là từ ngữ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của các sự việc, sự vật, trạng thái hoặc hoạt động.

Trong đó có hai loại tính từ là tính từ chỉ tính chất chung và tính từ chỉ mức độ chính xác. Ví dụ:

  • Tính từ chỉ tính chất chung là đẹp, xinh…
  • Tính từ chỉ mức độ chính xác là đẹp kinh điển, đẹp nhất…

Để xác định tính từ chỉ đặc điểm và tính chất cần dựa vào khái niệm cụ thể của từng nhóm từ loại, cụ thể như sau:

  • Tính từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ vẻ đẹp riêng biệt của một sự vật nào đó như màu đỏ, màu xanh, rộng, cao, thấp, béo… hoặc đặc điểm về tính cách, giá trị đồ vật như: Nhân hậu, độc ác, chăm chỉ, bền bỉ…
  • Tính từ chỉ tính chất là những tính từ mô tả đặc điểm riêng của sự vật nhưng phải thông qua một quá trình suy luận. Ví dụ như: Sâu sắc, xấu xa, tầm thường, hiệu quả…

Đại từ

Đại từ là từ loại dùng để chỉ con người, sự vật, sự việc cụ thể nào đó. Nó có thể sử dụng để thay thế cho danh từ, động từ hoặc tính từ.

Đại từ được chia làm 5 loại cụ thể bao gồm:

  • Đại từ nhân xưng: Dùng để thay thế danh từ, cụm danh từ, động từ khi không muốn trùng lặp. Nó được chia thành 3 ngôi là ngôi thứ 1, thứ 2 và thứ 3.
  • Đại từ nghi vấn: Là từ dùng để hỏi về nguyên nhân, kết quả sự việc, hành động. Trong đó, chia làm 2 loại là: Đại từ để hỏi người và vật (Ai, con gì? cái gì? đâu?…) và đại từ hỏi số lượng (bao nhiêu? Bấy nhiêu?…)
  • Đại từ thay thế: Đại từ này dùng để thay thế các sự vật, hiện tượng được nhắc tới trước đó mà không muốn nhắc lại như: Đằng ấy, kia, nọ, thế, này…
  •  Ngoài ra, còn có Đại từ chỉ lượng và Đại từ phiếm chỉ.

Quan hệ từ

Đây là loại từ dùng để làm từ nối trong các câu hoặc các câu trong cùng đoạn với nhau nhằm thể hiện mối liên kết giữa các từ ngữ và câu. Từ đó, hình thành nên các câu văn, đoạn văn có tính truyền đạo cao.

Có rất nhiều loại quan hệ từ như quan hệ từ so sánh, quan hệ từ nhân quả, quan hệ từ tương phản, quan hệ từ sở hữu, quan hệ từ định vị, quan hệ từ mục đích, ví dụ: như, nhưng, mà, và, với, bằng… Ngoài ra còn có các cặp quan hệ từ như nếu – thì, vì – nên, không những – mà còn, tuy – nhưng…

Có thể bạn quan tâm:

Học vị là gì Hiện nay ở Việt Nam có những loại học vị nào?

Chị Google là ai? 2 cách để lấy giọng đọc chị google dễ nhất

Trạng từ

Đây là từ có tác dụng bổ sung nghĩa cho danh từ và động từ đứng trước đó. Ví dụ như cung cấp thêm các thông tin về không gian, thời gian, địa điểm…

“Tôi thường xuyên đi tập thể dục thể thao”. Trong câu này, từ “thường xuyên” chính là trạng từ chỉ tần suất.

Hà Nội là nơi tôi sống và làm việc. Trong câu này, từ “nơi” là trạng từ chỉ liên hệ.

Thán từ

Thán từ là từ loại dùng để mô tả tình cảm, cảm xúc của con người hoặc được sử dụng để gọi đáp. Thán từ thường được dùng ở đầu câu hoặc được tách ra thành câu đặc biệt. ví dụ:

“Ôi! Chị xinh đẹp quá!”. Từ “ôi”trong câu là thán từ chỉ cảm xúc bất ngờ.

“Vâng ạ!” Đây là thán từ dùng để hỏi đáp và được tách ra thành câu đặc biệt.

Trên đây là chia sẻ của bancobiet.org về khái niệm từ loại và các nhóm từ loại trong hệ thống tiếng Việt hiện nay. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích về ngữ pháp tiếng việt hiện nay. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin bổ ích nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Admin

+ Tốt Nghiệp Đại Học Khoa Học Nhân văn khoa báo trí Truyền thông + Có 10 Năm trong việc viết báo các bài Review

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.