Phạm trù triết học là gì? tính chất, các loại cặp phạm trù triết học

Phạm trù triết học là gì? Triết học là một trong những hệ thống tri thức lý luận chung của con người về thế giới quan và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Khi tìm hiểu về triết học, đại đa số mọi người đều bắt gặp khái niệm phạm trù triết học. Vậy, phạm trù triết học là gì cho ví dụ? Hãy cùng bancobiet.org tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Triết học là gì?

Trước khi tìm hiểu cụ thể về khái niệm phạm trù triết học là gì? Bạn cần phải hiểu rõ khái niệm về triết học. Cụ thể như sau:

Triết học là khái niệm chung dùng để chỉ hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới. Trong đó, nêu rõ vị trí, vai trò của loài người trong thế giới đó. Đồng thời, đúc kết các vấn đề có mối liên hệ với chân lý, sự tồn tại, các kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ con người.

Phạm trù triết học là gì?
Phạm trù triết học là gì?

Triết học có khả năng phản ánh thế giới một cách có chỉnh thể đầy đủ. Bởi môn khoa hoc này nghiên cứu những vấn đề chung nhất, tìm hiểu các quy luật cụ thể nhất. Sau đó, thể hiện một cách có hệ thống dưới dạng lý luận.

Theo nhà triết học Ph. Ăngghen: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại.

Khái niệm phạm trù triết học là gì?

Phạm trù triết học là gì?

Phạm trù là khái niệm dùng để phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và chung nhất của các hiện tượng, sự vật, sự việc diễn ra trong các lĩnh vực khác nhau.
Phạm trù triết học là khái niệm có tính chung nhất. Nó phản ánh những mặt thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực. Trong đó bao gồm: Thế giới tự nhiên, xã hội và thế giới tư duy.

Thuật ngữ là gì? đăc điểm hướng dẫn cách sử dụng ví dụ cụ thể

Tính chất của phạm trù triết học là gì

Phạm trù triết học bao gồm 2 tính chất cơ bản nhất, cụ thể như sau:

Phạm trù triết học có tính biện chứng

Tính biện chứng của phạm trù triết học được thể hiện ở nội dung mà phạm trù phản ánh. Tức là luôn có sự vận động, phát triển của các hiện tượng, sự vật, sự việc. Do đó, phạm trù cũng vận động thay đổi liên tục chứ không hề đứng im một chỗ. Bên cạnh đó, phạm trù còn có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Tính biện chứng của các hiện tượng, sư vật mà phạm trù phản ánh đã thể hiện quy định biện chứng của phạm trù. Cũng từ đây, khi vận dụng các phạm trù triết học cần phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, biện chứng và uyển chuyển. Tuyệt đối không nên quá dập khuôn hoặc cứng nhắc. Nên căn cứ vào bối cảnh, tình hình thực tế để đưa ra những quyết định phù hợp.

Phạm trù triết học có tính khách quan

Phạm trù là kết quả của sự tư duy. Tuy nhiên, những nội dung mà phạm trù đang phản ánh lại là vấn đề khách quan. Hiểu một cách đơn giản như sau:  Từ những hiện thực khách quan mà phạm trù nghiên cứu, đúc rút và phản ánh thành quy luật. Hiểu một cách rộng hơn thì phạm trù luôn khách quan về nội dung,  cơ sở và nguồn gốc. Còn hình thức thể hiện chính là phản ánh chủ quan của phạm trù.

Tính chất của phạm trù triết học là gì
Tính chất của phạm trù triết học là gì

6 cặp phạm trù triết học là gì?

Hiện nay, phạm trù triết học có rất nhiều các cặp phạm trù khác nhau. Tuy nhiên, trong đó bao gồm 6 cặp phổ biến nhất. Cụ thể như sau:

Cặp phạm trù triết học cái chung và cái riêng

Cái chung là một trong những phạm trù triết học dùng để chỉ thuộc tính hoặc những điểm giống nhau và được lặp đi lặp lại trong cái riêng biệt khác.

Phạm trù cái riêng là khái niệm dùng để chỉ quá trình, hiện tượng, sự vật hoặc hệ thống mà sự vật đã tạo thành chỉnh thể độc lập, khác biệt so với những cái riêng khác. Cái chung luôn tồn tại trong cái riêng. Đồng thời, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của chính mình.

Chứng từ là gì? Chứng từ kế toán là gì? Phân loại chứng từ?

Ví dụ: Mỗi con người sẽ là một chỉnh thể riêng biệt và độc lập. Tuy nhiên, bên trong mỗi người đều sẽ có những điểm chung. Cụ thể như: Não bộ để quan sát, điều chỉnh hành vi của mình. Trái tim để đập và cảm nhận thế giới xung quanh.

Cặp phạm trù triết học nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là phạm trù để chỉ tác động qua lại giữa các bộ phận, các thuộc tính hoặc các mặt của sự vật hoặc các sự vật với nhau. Từ đó, gây nên những biến đổi nhất định.

Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi đã xuất hiện do phạm trù nguyên nhân gây ra.

Hiểu một cách đơn giản, nguyên nhân sẽ xuất hiện trước và sinh ra kết quả. Kết quả có sau. Đồng thời, tùy theo nguyên nhân như thế nào thì kết quả sẽ sinh ra tương tự như vậy.

Ví dụ: Vì chặt phá, đốt rừng nhiều mà khi mưa lớn sẽ dẫn tới xói mòn, sạt lở đất đồi, đất rừng. 

Gieo gió ắt sẽ gặp bão. Nếu làm việc không có đạo đức, pháp luật ắt sẽ bị trừng phạt.

Cặp phạm trù triết học tất nhiên và ngẫu nhiên

Phạm trù tất nhiên là phạm trù vạch đường đi cho con người thông qua nhiều các ngẫu nhiên. Tất nhiên sẽ luôn quy định ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên sẽ có vai trò bổ sung cho các tất nhiên.

Mọi thực thể trong thế giới đều phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không căn cứ vào ngẫu nhiên. Tuy nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua ngẫu nhiên. Tuyệt đối không được tách rời hai phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.

Ví dụ: Nếu bạn chăm chỉ học tập thì sẽ đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi. Tuy nhiên, nếu đến ngày thi mà bạn bị ốm thì kết quả bài thi có thể sẽ không như mong đợi. Nhưng đây chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên và không được dùng  để căn cứ để đánh giá về năng lực học tập của bạn. Bởi các kỳ thi trước và sau đó bạn vẫn làm tốt.

Cặp phạm trù triết học nội dung và hình thức

Hai cặp phạm trù này luôn có mối quan hệ thống nhất và gắn bó vô cùng chặt chẽ với nhau. Bởi không có một hình thức nào mà không có nội dung. Đồng thời, cũng không có một nội dung nào lại không chứa hình thức.

Phạm trù nội dung sẽ mang tính quyết định. Nó quyết định trực tiếp đến hình thức. Đồng thời, hình thức cũng có thể tác động ngược lại đối với nội dung. Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung tốt hơn và ngược lại.

Ví dụ: Khi xuất bản một cuốn sách nào đó. Nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nội dung để thiết kế trang bìa sao cho phù hợp nhất. Ví dụ, nếu nội dung cuốn sách vui nhộn mà phần bìa lại có gam màu buồn bã, u tối sẽ vô cùng thiếu hợp lý và gây phản cảm. Hoặc bìa của cuốn truyện về nhân vật Doraemon và những người bạn sẽ không thể để hình ảnh thám tử lừng danh Conan….

Cặp phạm trù  triết học bản chất và hiện tượng

Bản chất là phạm trù mang ý nghĩa tổng hợp các mặt hoặc mối liên hệ tương đối ổn định của sự vật hoặc quy định bản chất của sự phát triển và vận động nào đó của sự vật.

Trong khi đó, hiện tượng chỉ là phạm trù biểu hiện bên ngoài của bản chất.

Như vậy, hiện tượng chính là biểu hiện của 1 bản chất nào đó. Bản chất sẽ luôn thể hiện thành những hiện tượng nhất định. Bản chất có tính quyết định, ảnh hưởng sâu sắc tới hiện tượng. Bản chất như thế nào thì hiện tượng sẽ biểu hiện thế đó.

Hiểu một cách đơn giản, bản chất chính là cái chung, cái tất yếu bên trong, cái tương đối ổn định của sự vật, sự việc. Trong khi đó, hiện tượng là phạm trù chỉ sự phong phú, riêng biệt nào đó. Cái ở bên ngoài và thường xuyên biến đổi.

Ví dụ: Sắt  có bản chất là cứng sẽ biểu hiện thành hiện tượng. Tuy nhiên, nếu đun nóng sẽ hóa lỏng. Nhưng khi  về nhiệt độ bình thường sẽ trở lại bản chất cũ là cứng.

Cặp phạm trù triết học khả năng và hiện thực

Nhìn chung, phạm trù khả năng và hiện thực sẽ luôn tồn tại thống nhất, không tách rời nhau và luôn chuyển hóa.

Khả năng khi ở điều kiện nhất định có thể biến thành hiện thực. Do đó, trong việc nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào hiện thực. Để khả năng biến thành hiện thực phải phát huy tính chủ động trong nhận thức và thực tiễn.

Ví dụ: Nếu bạn là một học sinh giỏi, chăm chỉ và ngoan ngoãn thì khả năng bạn nhận được giấy khen xuất sắc là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Trên đây là những chia sẻ của bancobiet.org về phạm trù triết học là gì? Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Đồng thời, vận dụng các phạm trù triết học trong cuộc sống. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin thú vị nhất về cuộc sống, khoa học kỹ thuật, thông tin giải trí bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Admin

+ Tốt Nghiệp Đại Học Khoa Học Nhân văn khoa báo trí Truyền thông + Có 10 Năm trong việc viết báo các bài Review

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.