Tại sao bị nấc nguyên nhân gây nấc thường gặp

Tại sao bị nấc? Nấc cụt là hiện tượng không hề xa lạ với tất cả mọi người. Bạn có thể bị nấc bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không rõ lý do. Hiện tượng này có thể tự biết mất sau một thời gian hoặc khắc phục bằng các mẹo nhỏ. Đã bao giờ bạn tò mò về lý do khiến mình đột nhiên bị nấc hay chưa? Hãy cùng với bancobiet.org tìm hiểu một số thông tin thú vị về hiện tượng này nhé!

Nấc cụt là gì? Những thông tin thú vị về nấc cụt

Nấc cụt là gì?

Nấc cụt là hiện tượng tự nhiên của cơ thể và có thể bắt gặp ở mọi đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho tới người trưởng thành và người già. Nấc cụt xảy ra là do cơ hoành ở giữa lưng và bụng bị co thắt ngoài ý muốn. Khi đó, dây thanh âm bị đóng lại và tạo ra âm thanh nấc đặc trưng mà chúng ta thường nghe thấy.

Thông thường, hiện tượng nấc cụt chỉ diễn ra trong khoảng vài phút đồng hồ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, cơn nấc diễn ra trong nhiều giờ.

Tại sao bị nấc nguyên nhân gây nấc thường gặp
Tại sao bị nấc nguyên nhân gây nấc thường gặp

Những thông tin thú vị về nấc cụt

Trước khi tìm hiểu xem vì sao bị nấc, hãy cùng với chúng tôi điểm qua một vài thông tin thú vị về hiện tượng này mà rất nhiều bạn chưa biết nhé!

  • Nấc cụt diễn ra nhiều hơn vào buổi tối: Nghe có vẻ lạ nhưng các nghiên cứu đã chứng minh được rằng hiện tượng nấc cụt có xu hướng diễn ra nhiều hơn vào buổi tối. Dù chưa tìm được lý giải phù hợp cho hiện tượng này nhưng đây cũng là một thông tin khá thú vị đúng không nào?
  • Phụ nữ thường bị nấc trước khi hành kinh: Khoảng 2 – 3 ngày trước khi diễn ra hiện tượng kinh nguyệt, nữ giới có xu hướng gặp phải các hiện tượng nấc nhiều hơn. Mặc dù đây không phải là dấu hiệu của “ngày đèn đỏ” nhưng nếu bạn thường xuyên bị nấc cụt vào thời điểm gần với chu kỳ kinh nguyệt. Hãy chú ý chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để đem theo bên người, đề phòng “bé dâu” ghé qua bất ngờ nhé!
  • Nấc chỉ ảnh hưởng tới 1 nửa cơ hoành và thường ở phía bên trái cơ thể: Mặc dù hiện tượng nấc gây phản ứng đột ngột cho cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, nó chỉ ảnh hưởng tới 1 nửa cơ hoành và chủ yếu là phía bên trái. Nghe thật thú vị phải không nào?

Tại sao bị nấc? Top 10 nguyên nhân gây nấc thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tại sao lại bị nấc , trong đó phải kể đến như:

Nguyên nhân sinh lý gây nấc thường gặp

  • Uống quá nhiều nước ngọt chứa gas: Điều này khiến cho cơ hoành giữa lưng và bụng bị tác động và trở nên co thắt ngoài ý muốn.
  • Uống nhiều rượu: Rượu chứa hàm lượng cồn rất cao. Khi đi vào cơ thể sẽ gây ra rất nhiều tác hại cũng như phản ứng tiêu cực đối với cơ thể. Một trong số hiện tượng đó chính là nấc cụt.
  • Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều không chỉ gây áp lực cho hệ tiêu hóa mà còn khiến bạn gặp phải tình trạng nấc cụt ngoài ý muốn đấy nhé!
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến cho cơ thể phát sinh các phản ứng bất thường, trong đó bao gồm hiện tượng nấc cụt.
  • Nuốt không khí: Việc nhai, thổi chewing gum sẽ khiến bạn nuốt vào 1 lượng không khí quá lớn trong cơ thể. Điều này không chỉ dễ dẫn tới đầy hơi mà còn gây ra hiện tượng nấc cụt.
Tại sao bị nấc? Top 10 nguyên nhân gây nấc thường gặp
Tại sao bị nấc? Top 10 nguyên nhân gây nấc thường gặp

Nguyên nhân bị nấc do bệnh lý

  • Các căn bệnh đường tiêu hóa: Một số căn bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm thực quản, viêm tá tràng, ung thư dạ dày đều là những nguyên nhân vì sao bị nấc. Bởi các căn bệnh này thường gây ra tình trạng tăng tiết dịch và kích thích cơ bụng gây cảm giác đau. Khi đó, dây thần kinh cơ hoành ở bụng và lưng cũng sẽ bị tác động và dẫn tới hiện tượng nấc cụt.
  • Các bệnh lý về đường dẫn mật: Những căn bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy tạng, ung thư tụy đều có khả năng kích thích mạnh tới hệ thống dây thần kinh phế vị và cơ hoành. Từ đó, gây ra nấc cụt.
  • Trầm cảm hoặc stress kéo dài: Những bệnh nhân bị trầm cảm, stress kéo dài hoặc rối loạn tâm thần, tổn thương hệ thần kinh trung ương cũng là đối tượng rất dễ bị nấc cụt.
  • Sau phẫu thuật: Một vài bệnh nhân sau khi phẫu thuật tại ổ bụng để điều trị các căn bệnh như dạ dày – tá tràng – gan – mật – tụy tạng  có thể sẽ xuất hiện hiện tượng nấc cụt sau đó. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến vết mổ bị đau và chậm liền sẹo do hiện tượng co kéo các cơ tại thành bụng.
  • Sử dụng dược phẩm: Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc điều trị Parkinson, thuốc kháng sinh có thể gây kích thích và tạo nên hiện tượng nấc cụt. Khi đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng loại thuốc này nữa hay không để có những chọn lựa tốt nhất.
  • Trong điều trị ung thư: Một số loại hóa chất điều trị ung thư cũng có thể gây nên tình trạng nấc cụt. Hãy liên hệ với bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

8 Cách chữa nấc cụt tại nhà hiệu quả

Nếu bạn cảm thấy khó chịu với hiện tượng nấc cụt, hãy tham khảo 1 số cách làm sao hết nấc cụt thể giải quyết chúng đơn giản và gọn nhẹ nhé!

Sử dụng đường:

Đường có vị ngọt, khi đi vào niêm mạc họng, thực quản sẽ kích thích cơ thể tạo ra phản xạ khiến cho cơ hoành không bị co thắt. Từ đó, điều trị nấc cụt cực kỳ hiệu quả. Cách áp dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần nuốt 1 thìa đường nhỏ là đã có thể dễ dàng loại bỏ hiện tượng này rồi.

Uống nước: Đây là cách chữa nấc cụt đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần nuốt một ngụm nước vào trong miệng. Sau đó, cúi người xuống và cố gắng nuốt nước theo chiều từ dưới lên. Liên tục làm theo cách này nhiều lần. Từ đó, giúp ngăn cản tình trạng nấc cụt hiệu quả.

8 Cách chữa nấc cụt tại nhà hiệu quả
8 Cách chữa nấc cụt tại nhà hiệu quả

Dùng túi giấy

Nguyên lý của phương pháp chữa nấc này là làm tăng lượng Co2 trong máu. Khi đó, cơ hoành của bạn sẽ phải chịu áp lực lớn và co bóp mạnh để lấy ô xi cho phổi. Từ đó, giúp chữa nấc hiệu quả.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một túi giấy sạch và túm chặt phần đầu túi lại ở quanh miệng. Hít thở thật sâu và chậm rãi. Cách làm này mặc dù có hiệu quả nhưng rất dễ gây nên chóng mặt, khó thở. Vì vậy, nếu không cảm thấy thích hợp, bạn hãy thử áp dụng những phương pháp khác nhé!

Hít thở sâu

Hít thở sâu giúp cơ hoành căng ra. Khi đó, chúng sẽ không bị hiện tượng co thắt làm phiền và cơn nấc của bạn cũng sẽ tự động biến mất. Cách thực hiện như sau: Hít thở thật sâu rồi giữ tình trạng đó khoảng 10 giây. Tiếp theo, tiến hành hít thở lần 2 và giữ trong vòng 5 giây. Tuyệt đối không thở ra hơi cũ. Lần thứ 3, hít vào 5 giây rồi thở ra từ từ, nhẹ nhàng.

Sử dụng mật ong

Mật ong có khả năng kích thích các dây thần kinh phế vị khiến tín hiệu từ não được truyền xuống dạ dày. Đồng thời, chữa trị tình trạng nấc cụt hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 muỗng mật ong pha với nước ấm rồi quấy lên cho tan đều và uống là đã có thể cải thiện được hiện tượng này một cách nhanh chóng, an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Làm sao để hết buồn nhanh nhất
Làm sao để có người yêu

Lè lưỡi hết cỡ

Lè lưỡi hết cỡ cũng là biện pháp kích thích dây thần kinh phế vị khiến cho dây thần kinh âm thanh giãn nở. Đồng thời, giảm các cơn co thắt tại cơ hoành.

Cách thực hiện rất đơn giản, hãy tới 1 vị trí không có người để đỡ cảm thấy e ngại. Khi đó, bạn hãy lè lưỡi hết cỡ và giữ nguyên tình trạng này trong vòng 5 giây. Sau đó, tiếp tục lặp đi lặp lại từ 5 – 6 lần. Cơn nấc của bạn sẽ biến mất ngay tức thì.

Bịt cả hai tai

Bịt cả hai tai cũng là biện pháp kích thích các dây thần kinh phế vị khiến cho cơn nấc nhanh chóng biến mất. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy ngón tay bịt kín cả hai tai lại và giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, cơn nấc sẽ nhanh chóng được ngăn chặn.

Uống nước là cách chữa nấc cụt đơn giản hiệu quả
Uống nước là cách chữa nấc cụt đơn giản hiệu quả

Sử dụng đá lạnh

Đá lạnh có thể làm dịu đi các dây thần kinh cơ hoành đang bị kích thích, co thắt. Từ đó, cơn nấc của bạn sẽ nhanh chóng qua đi.

Bạn lấy 1 viên đá nhỏ đưa vào trong miệng hoặc chà chúng lên mặt. Điều này không chỉ giúp tỉnh táo mà còn chữa nấc rất tốt.

Tự giật mình hoặc sợ hãi

Tự giật mình, sợ hãi hoặc nhờ ai đó giúp mình làm điều này sẽ khiến cho dây thần kinh cơ hoành được kích thích và giảm tình trạng co thắt. Cứ như vậy, con nấc cụt của bạn sẽ nhanh chóng biến mất.

Tại sao bị nấc? Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của bancobiet.org sẽ giúp các bạn tìm hiểu được những nguyên nhân và giải pháp chữa nấc hiệu quả. Đừng quên ghé thăm page của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin bổ ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Admin

+ Tốt Nghiệp Đại Học Khoa Học Nhân văn khoa báo trí Truyền thông + Có 10 Năm trong việc viết báo các bài Review

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.