Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến lợi thế và sự cạnh tranh của mỗi người trong cuộc sống nói chung và đặc biệt là trong khi đi phỏng vấn xin việc. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa và trình độ học vấn là giống hay khác nhau? Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lí lịch đúng và đủ nhất để ghi dấu ấn với nhà tuyền dụng như thế nào? Cùng bancobiet.org tìm hiểu qua nội dung bài viết sau nhé.
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ là gì? Trình độ là chỉ khả năng, mức độ học vấn của mỗi người; hiểu rộng hơn trình độ cũng thể hiện khả năng hiểu biết nhiều hay ít về văn hóa, xã hội, hay bất kỳ một lĩnh vực nào đó…Trình độ là khái niệm có tính bao quát rộng, nó bao gồm cả trình độ chuyên môn.
Trình độ chuyên môn là chỉ cấp bậc và chuyên môn được đào tạo của một cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể thông qua các trường lớp hay tổ chức đào tạo.Ví dụ bạn tốt nghiệp trường Đại học kinh tế quốc dân chuyên ngành kế toán thì trình độ chuyên môn của bạn là Cử nhân kế toán.
Theo thứ tự từ cao đến thấp trình độ chuyên môn được chia thành tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, …
Học vị là gì Hiện nay ở Việt Nam có những loại học vị nào?
Theo nghiên cứu về nhu cầu tuyển dụng thực tế, đối với mỗi nhà tuyển dụng để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất thì yêu cầu về trình độ chuyên môn bao gồm lĩnh vực được đào tạo và khả năng vận dụng các kiến thức đó vào làm việc thực tế. Bởi vậy mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu thực tế về trình độ chuyên môn. Để có thể làm được công việc bạn yêu thích thì bên cạnh trình độ chuyên môn được đào tạo bạn cần học tập và thực hành kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực cụ thể để từ đó “thể hiện” được đầy đủ và chân thực nhất thuyết phục nhà tuyển dụng.
Phân biệt trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, trình độ học vấn?
Trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, trình độ học vấn là ba khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể được phân biệt qua bảng sau:
Trình độ văn hóa | Trình độ học vấn | Trình độ chuyên môn |
Chỉ cấp độ học tập của một cá nhân theo cấp học được quy định bởi Bộ giáo dục: mù chữ, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thôngĐược quy đổi thành các con số: 5/12 (họ hết cấp Tiều học), 9/12 (học hết cấp THCS) và 12/12 (học hết cấp THPT) | Là thuật ngữ chỉ khả năng học vấn của cá nhân đã đạt tới mức độ nào Được thể hiện qua các cấp độ như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học, … | Thể hiện trình độ và năng lực của một cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể Được chia thành các cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư,… |
Trình độ chuyên môn ghi như thế nào trong Sơ yếu lí lịch?
Trong mẫu Sơ yếu lí lịch mục trình độ chuyên môn chỉ cho phép bạn ghi giới hạn trong một dòng, vì vậy bạn cần phải ghi thật ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ. Cụ thể Trình độ chuyên môn phải thể hiện được chuyên ngành đào tạo và trình độ học vấn cao nhất bạn được đào tạo, bao gồm:
- Học hàm cao nhất theo thứ tự từ cao đến thấp gồm: Kỹ sư, Tiến sĩ, Cử nhân, Thạc sĩ,…
- Chương trình đào tạo thứ tự là: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp,…
- Chuyên ngành đào tạo theo quy định của Bộ giáo dục là: Tài chính – ngân hàng, Điện tử, Kế toán, Sư phạm mầm non, Công nghệ thông tin,…
Ví dụ:
- Bạn tốt nghiệp Học viện Ngân hàng chuyên ngành “Tài chính kế toán” thì trong phần trình độ chuyên môn bạn sẽ ghi như sau: Cử nhân chuyên ngành Tài chính kế toán
- Bạn tốt nghiệp Cao đẳng du lịch Hà nội chuyên ngành “Ngôn ngữ Anh” thì trong phần trình độ chuyên môn bạn sẽ ghi như sau: Cao đẳng ngành Ngôn ngữ Anh.
- Bạn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Tài chính – ngân hàng thì trình độ chuyên môn bạn sẽ ghi trong Sơ yếu lí lịch là: Thạc sỹ ngành Tài chính – ngân hàng.
Các cấp bậc trình độ chuyên môn trong hệ đào tạo hiện nay?
Xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp các cấp bậc trình độ chuyên môn hiện nay được chia thành 6 cấp bậc như sau: Trình độ chuyên môn tiến sỹ, trình độ chuyên môn thạc sỹ, trình độ chuyên môn đại học, trình độ chuyên môn cao đẳng, trình độ chuyên môn trung cấp, trình độ chuyên môn sơ cấp. Cụ thể như sau:
Trình độ chuyên môn tiến sỹ
Cấp bậc trình độ chuyên môn tiến sỹ thuộc chương trình đào tạo sau thạc sỹ, thời gian đào tạo là 2 năm. Trình độ chuyên môn này dành cho các nhân hướng tới trình độ nghiên cứu chuyên sâu, kỹ và bao quát. Ở cấp bậc này cá nhân có khả năng ứng dụng chuyên môn và kiến thức chuyên ngành rộng lớn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và đính hướng nghiên cứu, phát triển tương lai.
Trinh độ chuyên môn thạc sỹ
Cấp bậc trình độ chuyên môn thạc sỹ thuộc chương trình đào tạo sau Đại học, thời gian đào tạo là 2 năm. Ở cấp độ chuyên môn này, cá nhân cũng có khả năng và trình độ chuyên sâu như tiến sỹ, định hướng nghiên cứu và ứng dụng chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và đa phần mang tính nghiên cứu.
Trình độ chuyên môn đại học
Bậc đại học có thời gian học từ 4-5 năm, một số ngành chuyên sâu như bác sỹ là 7 năm. Yêu cầu của trình độ chuyên môn bậc đại học hướng đến cá nhân phải có kiến thức chuyên môn toàn diện, vững chắc và chuyên sâu; có khả năng phân tích, tổng hợp, phản biện và giải quyết mọi vấn đề từ dễ, khó hay phức tạp. Đồng thời, bên cạnh kiến thức chuyên môn, ở bậc này cũng hướng đến đào tạo cá nhân có khả năng đào tạo, giám sát và khả năng tự học và hướng dẫn chuyên môn
Trình độ chuyên môn cao đẳng
Bậc đại học có thời gian học từ 3-3,5 năm thuộc chương trình đào tạo sau tốt nghiệp Trung học phổ thông. Xác nhận trình độ đào tạo có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp; có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm.
Trình độ chuyên môn trung cấp
Bậc đào tạo này thuộc chương trình đào tạo sau khi tốt nghiệp THCS. Bậc đào tạo này yêu cầu người học phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ được phân công một cách độc lập.
Thời gian học là 2 năm đối với cá nhân tốt nghiệp THPT và 4 năm đổi với học viên tốt nghiệp THCS
Trình độ chuyên môn sơ cấp
Chương trình đào tạo này có thời gian học từ 3 đến 6 tháng và thường áp dụng cho các ngành nghề chuyên môn về kỹ thuật, được đào tạo chính chủ yếu trong các trường dạy nghề. Yêu cầu sau đào tạo của trình độ này là học viên nắm được kiến thức và kỹ năng thao tác cơ bản; thực hiện những công việc yêu cầu tay nghề, không yêu cầu tính sáng tạo và lặp đi lặp lại dưới sự giám sát của quản lý
Trên đây là những kiến thức cơ bản xoay quanh chủ đề trình độ chuyên môn là gì. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn hiểu và định hướng được mục tiêu học tập và rèn luyện của mình. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp và nếu cần thông tin thì để lại câu hỏi để bancobiet.org giải đáp thêm cho bạn nhé.