Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Mỗi lần đun nước uống, chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần nghĩ rằng nên đổ nước vào đầy ấm để đỡ mất công đun tiếp cho những lần sau đúng không nào? Tuy nhiên, đa số mọi người đều khuyên rằng không nên thực hiện điều này vì sẽ gây ra nhiều hiện tượng nguy hiểm? Vậy, bạn đã bao giờ thắc mắc lý do tại sao khi đun nước không nên đổ đầy ấm? Nếu có, hay cùng bancobiet.org tìm hiểu 1 số thông tin thú vị về hiện tượng này nhé!

Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

Bất kể sự vật, sự việc nào diễn ra trên trái đất đều không ngẫu nhiên, mà luôn chịu tác động của các yếu tố nào đó, điển hình là nhiệt độ. 

Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm
Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Theo các nhà khoa học, tất cả các dạng vật chất tồn tại hiện nay đều ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Từ đó, gây ra tình trạng tăng giảm thể tích hoặc biến dạng. Nước cũng không ngoại lệ. Sự tác động của nhiệt độ khiến cho thể tích của nước tăng hoặc giảm đi. Đồng thời, trạng thái của chúng cũng có thể chuyển từ lỏng sang rắn hoặc khí và ngược lại. Đây là hiện tượng vật lý hoàn toàn bình thường và diễn ra phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Khi đun sôi, nhiệt độ của nước có thể đạt tới 100 độ C. Điều này khiến cho các phân tử nước chuyển động nhanh. Nước bay hơi tạo thành các hơi nước hay còn gọi là dạng khí. 

Khi bạn đổ đầy nước vào trong ấm, thể tích trống của ấm sẽ bị giảm đi. Khi đó, hơi nước bốc nhanh và mạnh nên sẽ không có diện tích để chứa đựng. Chúng sẽ tạo áp lực khiến cho nắp ấm dễ bị bật lên. Trong khi đó, nhiệt độ cao cũng kéo theo sự gia tăng thể tích của nước. Kết hợp với quá trình chuyển động phân tử sẽ làm cho nước bị tràn ra ngoài. Nếu nắp ấm bị bật lên, nước sẽ tràn  qua nắp ấm chảy ra ngoài. Nếu không, chúng cũng sẽ nhanh chóng tràn ra bên ngoài bằng vòi ấm.

 Những nguy hiểm khi đun nước đổ đầy ấm

Đối với ấm nước đun bằng củi hoặc than

Việc đổ quá nhiều nước vào trong ấm khiến cho nước dễ bị tràn ra ngoài khi sôi. Lúc đó, nước chảy xuống hệ thống bếp gây tắt lửa.

Hiện tượng dễ nhận thấy nhất là bạn sẽ thấy khói bốc lên nhiều, lửa đang cháy bỗng bị dập tắt. Nếu không có biện pháp khắc phục ngay lập tức thì có thể bạn sẽ tốn khá khá thời gian và công sức để nhóm lại bếp và tiếp tục việc đun nấu.

Đối với ấm nước bằng điện

Việc đổ nước quá đầy ấm sẽ khiến cho nước dễ bị chảy xuống phần đế ấm khi sôi. Phần đế này là một trong những bộ phận rất quan trọng trong hệ thống ấm đun nước bằng điện. Chúng được khuyến cáo là không để tiếp xúc trực tiếp với nước, đặc biệt là khi đang hoạt động.

Việc để nước tràn vào đế ấm có thể gây ra các hiện tượng nguy hiểm như chập cháy, nhiễm điện hoặc hư hỏng khiến cho ấm không thể tự động ngắt điện khi nước sôi. Nếu vô tình cầm vào sẽ dẫn tới điện giật. Đây là lý do quan trọng giải thích tại sao khi đun nước không nên đổ đầy ấm

  Những nguy hiểm khi đun nước đổ đầy ấm
 Những nguy hiểm khi đun nước đổ đầy ấm

Đối với ấm đun nước bằng bếp gas

Tương tự như bếp than và bếp củi, việc đổ nước thật đầy ấm khiến cho nước tràn khi sôi sẽ dẫn tới tình trạng tắt bếp gas. Về lâu dài, có thể gây hỏng hệ thống đánh tia lửa của bếp. Như vậy, bạn sẽ phải mất kha khá số tiền để sửa chữa hoặc thay thế bếp gas mới.

Ngoài ra, việc đổ nước thật đầy ấm khi đun còn khiến cho việc cầm, xách quai ấm gặp khó khăn do trọng lượng của ấm lớn hơn bình thường và hơi nước bốc lên nóng. Nếu không cẩn thận có thể dẫn tới tình trạng bỏng tay.

Như vậy, với những nguy hiểm mà Bạn có biết vừa chia sẻ, hi vọng đã giúp các bạn hiểu rõ lý do tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm. Chính vì vậy, đừng vì tiếc rẻ chút công sức hoặc 1 phút lơ đễnh mà tự gây nguy hiểm cho chính mình và người thân nhé!

Hướng dẫn đun nước bằng ấm đảm bảo an toàn

Lưu ý khối lượng nước đun trong ấm

Mỗi loại ấm được sản xuất với dung tích chứa nước phù hợp. Vì vậy, bạn cần phải quan sát và nắm rõ quy định về lượng nước cho từng loại ấm. 

Như chúng tôi đã chia sẻ, đun quá nhiều nước không chỉ gây hư hỏng thiết bị mà còn nguy hiểm cho người sử dụng. Tuy nhiên, đun quá ít nước cũng không phải là cách hay. Bởi khi đó, nước bốc hơi nhanh và cạn sẽ khiến cho ấm dễ trở nên hư hỏng hơn.

Hướng dẫn đun nước bằng ấm đảm bảo an toàn
Hướng dẫn đun nước bằng ấm đảm bảo an toàn

Đậy kín nắp khi đun nước

Đậy kín nắp khi đun nước sẽ giúp giữ nhiệt trong ấm tốt hơn. Khi đun sẽ nhanh sôi hơn.  Ngoài ra, khi nước sôi sẽ hạn chế được tình trạng bốc hơi mang theo nước và nhiệt độ. Từ đó, giúp giữ được độ sôi cao nhất và thể tích nước.

Đặc biệt, đối với một số loại ấm đun nước siêu tốc có thiết kế rơ le ngắt tự động chỉ khi nắp ấm được đóng kín. Thì việc đậy nắp lại càng trở nên quan trọng. Bởi nếu không, nó sẽ khiến cho hệ thống điện bị chập chờn, ấm dễ hỏng.

Không nên động chạm nhiều vào ấm khi đang đun

Việc liên tục sờ hoặc di chuyển ấm khi đun sẽ gây ra một số nguy hiểm như bị bỏng hoặc điện giật đối với các ấm điện. Chính vì vậy, bạn không nên tiếp xúc gần với ấm trong suốt quá trình đun nước.

Có thể bạn quan tâm

Tại vì sao phải tiết kiệm điện năng ?
Tại sao bị lẹo mắt không được soi gương?

Trên đây là lời giải đáp của bancobiet.org cho câu hỏi tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới sẽ giúp các bạn hiểu và cẩn trọng hơn mỗi khi lấy nước vào ấm đun. Từ đó, góp phần bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của mình và tuổi thọ thiết bị. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin bổ ích nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Admin

+ Tốt Nghiệp Đại Học Khoa Học Nhân văn khoa báo trí Truyền thông + Có 10 Năm trong việc viết báo các bài Review

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.